Trước hết, chúng tôi xin phép nhắc đến hai sự kiện có thật, vì bản thân nó đã thể hiện rõ tác dụng ưu việt của công tác bảo quản và lưu trữ, rất liên quan đến những vấn đề mà chúng ta đang đặt ra hôm nay, trong hội thảo này:
Một là, vào năm 1974, trong dịp làm phim Nguyên Ái Quốc – Hô Chí Minh tại Paris (Pháp), đạo diên Phạm Kỳ Nam đã nhận từ tay một Việt kiêu ẩn danh một bộ phim tài liệu với nhã ý gửi tặng đất nước. Kể từ đấy, hàng triệu người Việt chúng ta đã được nhìn thấy những hình ảnh hoàn chính, đầy cảm động, tự hào về buổi lễ tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình. Tuy chỉ khuyết danh, nhưng tình yêu đất nước thông qua những hình ảnh chân xác của những thước phim tư liệu – bộ phim trở thành báu vật của nghệ thuật thứ bảy đối với lịch sử dân tộc ta.
Hai là, vào tháng 11 năm 1997, khi còn sống, đạo diễn Khương Mễ đã cùng nữ đạo diễn Xuân Phượng đến tham dự Liên hoan phim lân thứ 17 tại Amiens (Cộng hòa Pháp) và mang theo trưng bày một triển lãm nhỏ gôm một số thước phim tuy cũ nhưng giá trị lịch sử vô giá và những kỷ vật về nghê nghiệp còn giữ được cho tới bây giờ. Đó là những mô hình trang thiết bị thô sơ của Điện ảnh bưng biền thời kháng chiến chống Pháp, nó minh định sự tồn tại và vai trò lịch sử, đồng thời tôn vinh công lao những người đã mất và còn sống. Sự kiện tưởng như bình thường ấy đã gây nên một cơn sốc lớn đối với giới điện ảnh Pháp. Họ kinh ngạc bởi kể từ khi anh em nhà Lumière sáng tạo ra điện ảnh thế giới cách đây hơn 100 năm, bằng những gì lưu giữ được, nay mới phát hiện ra rằng tại Việt Nam sau nửa thế kỷ còn có “nền điện ảnh bưng biên Việt Nam” tại Nam Bộ. Đó là một nên điện ảnh thủ công, khi chỉ với 58 con người đã tạo nên một kỳ tích: tráng phim không có điện, nhân bản phim không dùng động cơ, la-bô là ghe thuyên, buông tráng là guông quay tay, đặt trong hòm nước đá lạnh, không hề có dây chuyên công nghệ, nhưng với những bước đi bằng những tấm gỗ và tre giữa đồng lầy Đông Tháp Mười mênh mông đầy muỗi, vắt… Đạo diễn Mai Lộc vẫn quay được những hình ảnh bất tử về tiểu đoàn 307 trong bộ phim chiến sự đầu tiên của “Trận Mộc Hóa” và sau đấy là hàng loạt phim tài liệu có giá trị lịch sử quý báu như “Trận La Ban” của Khương Mễ, Vũ Sơn và nhiêu bộ phim tài liệu khác được làm trong giai đoạn 1947-1954… cho đến bộ phim truyện ngắn khá hoàn chỉnh cuối cùng “Hết đời đế quốc” trước lúc tập kết.
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy thể loại hình ảnh động trên mọi chất liệu đều có tính tư liệu và nếu được chọn lọc, phân loại, lưu giữ bảo quản lâu dài thì có thể sử dụng cho nhiều đối tượng và qua nhiều thế hệ. Đó là vai trò đặc biệt quan trọng của việc lưu giữ di sản văn hóa nghe nhìn của nhân loại và dân tộc và còn là cầu nối cho những hoạt động giao lưu văn hóa với thế giới.
Trong tham luận này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tiêu chí vê việc chọn lựa tài nguyên di sản văn hóa nghe nhìn để thực hiện số hóa.
I. ĐỔI TƯỢNG SỐ HÓA CỦA ĐIỆN ẢNH
Khi nói đến điện ảnh, chúng ta thường hình dung đến những bộ phim, đó là đối tượng đầu tiên của việc số hóa. Chúng là các tác phẩm điện ảnh nói chung, bao gồm: phim tài liệu, phim truyện, phim hoạt hình. Từ trước đến nay, theo quan điểm của Tổ chức Lưu trữ phim thế giới (FIAP) thì lưu trữ và bảo quản phim nhựa vẫn là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại.
Đứng trước hiện trạng này, chỉ riêng trong lĩnh vực hình ảnh động, các nhà quản lý đã và đang nhìn ra rằng phải nhanh chóng sắp xếp lại nguồn tư liệu, xây dựng phông dữ liệu, số hóa các tư liệu cũ và nhập tư liệu mới để giữ gìn di sản văn hóa mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, một cách nhanh chóng, hiệu quả và có trách nhiệm.
Kế đến là tất cả tư liệu hình ảnh động được ghi theo từng chủ đề riêng lẻ hoặc đã tổng hợp, dù chưa phải là tác phẩm hoàn chỉnh. Đây cũng là những dữ liệu rất quan trọng, trên thực tế, có rất nhiều hình ảnh được ghi lại nhưng chỉ có một phần trong số đó được sử dụng để dựng thành phim. Chính số lượng tư liệu “thô” này là một kho tàng vô giá cho việc tham khảo về sau; cũng vì số lượng đồ sộ của chúng nên việc đánh dấu, hệ thống hoặc mã hóa chúng là vô cùng cần thiết đế tiện dụng cho việc sử dụng và tham khảo. (Riêng trong quá trình sản xuất phim, những tư liệu hình ảnh động liên quan đến việc thực hiện bộ phim vẫn được xem là đối tượng cần số hóa nhưng để ở đề mục riêng như là một ngân hàng hình ảnh. Các hãng phim, các hãng thông tấn trên thế giới đều có ngân hàng ảnh tư liệu rất lớn. Họ luôn đánh dấu cẩn thận để có thể sử dụng lúc cần, kỹ thuật số hóa giúp giải quyết vấn đề này một cách tiện dụng và hữu ích.
Ngoài ra, còn là các tài liệu (thường là bằng văn bản, hồ sơ) liên quan đến chúng, bao gồm các thông tin như kịch bản phim, tiến độ quay, lý lịch phim, thời hạn phát hành, tình trạng kỹ thuật, bản quyẻn sử dụng, nơi lưu trữ, thống kê doanh thu, số lượt người xem v.v…
II. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SỐ HÓA DI SẢN HÌNH ẢNH ĐỘNG
1/ Đối với Phim thời sụ – TÀI LIỆU:
Rất nên tiến hành số hóa toàn bộ những tư liệu lịch sử qúy báu của Điện ảnh Quân đội và Hãng phim thời sự tài liệu khoa học TW. Có thế xem đây là đối tượng quan trọng nhất vì bao giờ phóng sự tài liệu được thực hiện theo tinh thần người thật việc thật, mang giá trị tư liệu lịch sử cao.
Thí dụ, trong chặng đường phát trién của Điện ảnh cách mạng Nam Bộ từ 1951 đến 1954 từ hàng loạt những mẩu phim tài liệu ngắn, những đoạn ghi chép sinh động vẻ sinh hoạt tại chiến khu… các nhà làm phim đã dựng thành bộ phim tài liệu “Chiến thắng Tây Bắc” có độ dài gần nửa giờ mở đầu cho loại phim tài liệu có nội dung khái quát từng giai đoạn lớn, được biên tập hoàn chỉnh với nhiều hình ảnh phong phú (được quay bằng phim 16 mm, sau chuyển sang 35mm, sau được lông tiếng động, in tráng, nhân bản tại nước ngoài).
Bộ phim Giữ làng giữ nước là bộ phim thứ hai có tiếng động đạt được những giá trị tư liệu lịch sử quý giá, thế hiện rõ công lao của một tập thể những người làm phim mà nổi bật vẫn là vai trò của Mai Lộc, Quang Huy.
Điện ảnh miền Nam thời chống Mỹ là sự tiếp nối rực rỡ của điện ảnh bưng biên Nam Bộ thời chống Pháp. Nhà điện ảnh lão thành-cố đạo diễn Khương Mễ đã từng cùng nhiều đồng nghiệp Điện ảnh Giải phóng Nam Bộ tự chế ra máy in phim và dùng ánh sáng mặt trời hoặc đèn măng- xông để in phim dương bản và làm ra nhiêu bộ phim tài liệu đạt giải thưởng trong nước và quốc tế (trong những năm 1963-1965) như: “Miền nam anh dũng”, “Du kích Củ chi”, “Đông Xoài rực lửa”, “Chiến tháng Bình Giã”, “Hạt lúa vành đai”, “Đường ra phía trước”, “Đội nữ pháo binh Long An”… và nhiêu các bộ phim khác mà chúng tôi không thể kể hết.
Hầu hết những thước phim tài liệu chân thực, sinh động của những nghệ si – chiến sĩ là những tài sản vô giá về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ rất cần sớm được số hóa. Ví dụ: Những hình ảnh về toàn quốc kháng chiến; về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; về cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng miên Nam thống nhất đất nước; về cuộc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mỹ từ 5-8-1964 đến năm 1968 và 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” bắn rơi pháo đài bay B52 của Mỹ; về tình cảm kính yêu của toàn quân, toàn dân ta với lãnh tụ Hô Chí Minh; về cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968; về chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam…
Có thể kể nhiều nhiêu không hết những bộ phim có giá trị lịch sử mãi mãi: “Hà nội – thủ đô của phẩm giá con người”, “Vĩnh Linh anh hùng”, “Dòng Thác Bạc”, “Bản hùng ca Hà Nội”, “Đường đây lên sông Đà”, “Cuộc đọ sức thầm lặng, Việt Nam”, “Những giây phút cuối đời Bác”, “Chiến tháng Xuân 1968”, “Chiến tháng lịch sử Xuân 1975”… Những bộ phim tài liệu giá trị của các đạo diễn Trần Văn Thủy, Đào Trọng Khánh, Lương Đức… cũng rất cần lưu giữ số hóa. Đây là dấu ấn của một thời khi đất nước ta mới bước từ chế độ quan liêu, bao cấp, duy ý chí đến đối mới tư duy, khuyến khích những tư tưởng tiến bộ, biết lắng nghe nói thẳng, nói thật trong “Hà Nội trong mắt ai”, “Chuyện tử tế”, “Đất Thăng Long”, “Đất tổ ngàn năm” , “Một phần năm mươi giây cuộc đời”…
Cùng rất nhiều, nhiều những bộ phim khác mà chúng tôi chưa có dịp kể hết.
2/ ĐỐI VỚI Phim truyện
Bắt đâu từ sự xuất hiện của các rạp chiếu bóng ở Hà Nội (những năm 1920) và sau đó ở Sài Gòn, tới những loạt phim đâu tiên do bàn tay người Việt làm chính thức ra đời (năm 1924), tiếp thu những kỹ nghệ và kỹ năng chiếu phim và làm phim từ phương Tây. Cuối những năm 1930 Sài Gòn trở thành một trung tâm điện ảnh phát triến, đóng một vị trí quan trọng trong sự hình thành điện ảnh Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Có thể thãy, tài nguyên số hóa điện ảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm (cuối TK19) theo chân người Pháp – nhưng những phim tư liệu vê nước ta của thời Pháp thuộc phần lớn đêu do người Pháp thực hiện và nám giữ, một phân nhỏ mới được giới thiệu ở Việt Nam nằm trong chương trình giao lưu văn hóa gần đây.
Sau đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ (1954-1975) lại góp thêm phần khó khăn cho công tác lưu trữ phim quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta hiện đang lưu giữ một lượng lớn những tác phẩm điện ảnh và hình ảnh tư liệu của Điện ảnh Cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và cả của Điện ảnh Việt Nam Cộng hòa (trước năm 1975). Đây có thế xem là tài sản quốc gia đáng giá nhất, là di sản đặc biệt giá trị vê lịch sử VN hiện đại nói riêng và nhân loại nói chung, nên việc số hóa chúng theo chúng tôi là điêu vô cùng cân thiết – không chí về mặt kỹ thuật mà còn là trách nhiệm vinh dự của các đơn vị điện ảnh nước nhà.
Không qua giai đoạn phim câm, điện ảnh Việt Nam đi thẳng tới giai đoạn phim có tiếng. Điện ảnh phim truyện Việt Nam kinh qua các thời kỳ: hình thành (1959-1965); giai đoạn củng cố và phát triển đội ngũ (chống Mỹ cứu nước từ 1965-1975); giai đoạn thống nhất (1975-1986) và giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến nay) với hơn 300 phim truyện nhựa ra đời với mảng hiện thực chiến tranh chiếm 40% tổng số phim sản xuất.
Tuy nhiên, cần số hóa trước những thành tựu đáng kế thông qua các bộ phim truyện kinh điển, những phim đạt giải thưởng quốc tế và trong nước – nhưng cần xem xét đến những tiêu chí về giá trị về nội dung, nghệ thuật thế hiện, tiêu biểu cho mối giai đoạn, thời kỳ lịch sử.
Để thuận tiện cho việc bảo quản và lưu trữ phim, nhiều nước Âu – Mỹ có nền điện ảnh tiên tiến từ lâu đã thực hiện một cách khoa học trong việc phân loại các thể loại phim khác nhau. Họ chia các tác phẩm điện ảnh cụ thế theo đặc trưng hệ thống:
Các thế loại chính bao gôm: Phim hành động, phim phiêu lưu mạo hiếm, phim hài, phim hình sự – găng-xtơ, phim sử thi – lịch sử, phim tâm lý xã hội, phim ca nhạc, sân khấu, phim kinh dị, phim khoa học viễn tưởng, phim chiến tranh, phim cao bôi Viễn Tây.
Các thể loại phụ bao gốm: phim chân dung, phim nữ quyền, phim điều tra vụ án, phim thảm họa, phim giả tưởng, phim đen, phim nam quyền, phim kịch mê-lô, phim tình cảm, phim siêu nhiên, phim hồi hộp căng thẳng, phim thể thao.
Các loại phim phi thể loại bao gốm: phim hoạt hình, phim thiếu nhi định hướng gia đình, phim kinh điển (nổi bật, xuất sắc, đại diện cho một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nào đó vừa có giá trị về nội dung và nghệ thuật), phim hiện tượng, phim nhiều kỳ (truyền hình nhiều tập), phim giới tính (gợi tình, khai thác giới tính, khiêu dâm, snuff film…), phim câm.
Với điện ảnh Việt Nam, do chưa có điều kiện khảo sát, phân định thể loại một cách rõ ràng, như các nước, do vậy, nếu xét theo tiêu chí về nội dung đề tài thì thiết nghĩ có thể số hóa theo một số các đầu mục sắp xếp sau đây mà chúng tôi tạm cho là tương đối hợp lý. Ví dụ, bao gôm:
Phim vê chiến tranh chống ngoại xâm: đã trở thành dòng sáng tạo chủ lưu: “Chung một dòng sông” (Đd Hông Nghi – Trần Hiếu Dân), “Chị Tư Hậu” (Đd Trần Đác), “Con chim vành khuyên” (Đd Nguyễn Văn Thông, Trân Vũ), “Nổi gió”(Đd Huy Thành), “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, (Đd Hải Ninh), “Cách đông hoang” (Đd Hông Sến), “Đê Thám “ (Đd Trần Phương), “Sao tháng Tám” (Đd Nguyên Kỳ Nam), “Hà Nội mùa đông năm 1946” (Đd Đặng Nhật Minh), “Dòng sông hoa trắng” (Đd Trần Phương), “Ký ức Điện Biên” (Đd Đỗ Minh Tuấn), “Hoa ban đỏ” (Đd Bạch Diệp), “Cỏ lau” (Đd Vương Đức),”Cây bạch đàn vô danh” (Đd Nguyên Thanh Vân), ”Lời thề” (Đd Tường Phương) “Giải phóng Sài Gòn” (Đd Long Vân)…
Ngoài ra, còn có một số phim vê cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa bá quyền, diệt chủng: “Cơn lốc đen” (Đd Thụy Vân), “Thành phố có người” (Đd Huy Thành), “Trang giấy tráng” (Đd Hô Quang Minh); phim về nỗi đau chia ly của những con người vô tội khi làn sóng người Hoa về nước “Giọt lệ Hạ Long” (Đd Trân Vũ-Nguyẻn Hữu Phần-Phi Tiến Sơn)…
Phim phản ánh sự thích nghi của nhiêu thế hệ Việt Nam như các phim “Em bé Hà Nội”,(Đd Hải Ninh), “Mẹ vắng nhà” (Đd Khánh Dư),”Mối tình đầu” (Đd Hải Ninh), “Ngã ba Đồng Lộc” (Đd Lưu Trọng Ninh); phim vê bản làng, phong tục dân tộc ít người “Gánh xiếc rong” (Đd Việt Linh); “Bụi Hồng” (Đd Hồ Quang Minh); phim về chân dung lãnh tụ Tôn Đức Thắng ”TỔ quốc tiếng gà trưa” (Đd Huy Thành); phim dựa theo chuyện Phùng Quán “Tuổi thơ dữ dội” (Đd Vinh Sơn); phim về đề tài thanh thiếu niên nhi đồng “Bọn trẻ”, “Cát bụi hè đường” (Đd Khánh Dư)
Phim tâm lý xã hội vê những giá trị tinh thần qua thân phận, diện mạo từng cá nhân với những hoàn cảnh khác nhau: “Bao giờ cho đến tháng mười” (Đd Đặng Nhật Minh), “Xương Rông đen” (Đd Lê Dân) “Hãy tha thứ cho em” (Đd Hà Sơn), “Thương nhớ đông quê” (Đd Đặng Nhật Minh); phim trữ tình, lãng mạn “Con ngựa có bốn vó tráng” (Đd Vũ Châu); phim chính kịch, luận đề xã hội: “Ngày lê thánh” (Đd Bạch Diệp), phim vê một thời kỳ đổi mới, cái cũ, cái mới, xấu, tốt đan xen: “Tướng về hưu” (Đd Khác Lợi), “Canh bạc” (Đd Lưu Trọng Ninh); phim vẻ số phận những người vượt biên đi tìm miên đất hứa “Đêm hoang tưởng” (Đd Võ Duy Linh); “Của rơi” (Đd Vương Đức), “Người đàn bà nghịch cát” (Đd Đỗ Minh Tuấn); phim vẻ sự mặc cảm của những số phận sống trong hai chế độ cũ – mới: “Sống trong sợ hãi” (Đd Bùi Thạc chuyên), phim vê nỗi đau sau chiến tranh “Đời cát” (Đd Nguyên Thanh Vân), phim vẻ sự gian nan của nghê đào tạo các em nhò vùng cao “Thung lũng hoang váng” (Đd Nhuệ Giang)…
Phim có cốt truyện và chất liệu lịch sứ-sử thi, hoặc chất liệu dân gian: “Đến hẹn lại lên” (Đd Trần Vũ), “Thằng Bờm” (Đd Lê Đức Tiến), “Đêm Hội Long Trì” (Đd Hải Ninh) tạo được văn hoá tiêu biểu và thương hiệu văn hoá cho phim truyện Việt Nam, “Làng Vũ Đại ngày áy” (Đd Phạm Văn Khoa); “Long Thành cầm giả ca” (Đd Đào Bá Sơn); phim vê đông bào các dân tộc Tây Nguyên chống Pháp “Đất nước đứng lên” (Đd Lê Đức Tiến)…
Phim đương đại, phim phản ảnh cuộc sống đời thường, phim phê phán tiêu cực: “Chuyến xe bão táp” (Đd Trần Vũ), “Vị đắng tình yêu” (Đd Lê Xuân Hoàng), “Cô gái trên sông” (Đd Đặng Nhật Minh), “Biệt ly trắng” (Đd Đào Bá Sơn), “Phiên tòa cần chánh án” (Đd Việt Linh) “Lưới trời” (Đd Phi Tiến Sơn), “Người đàn bà bị săn đuổi” (Đd Hoàng Tích Chi),” Ai xuôi vạn lý” ( Đd Lê Hoàng)…
Phim thần thoại, khoa học viễn tưởng: dù còn bị công thức hoá, hạn chế bởi các công nghệ làm kỹ xảo, thể hiện còn ngây ngô, vụng vê, đơn giản, nệ thực, thiếu lung linh, lãng mạn… nhưng cũng rất cần số hóa để giảng dạy cho học sinh chuyên ngành nghiên cúu rút kinh nghiệm khi làm phim: “Học trò Thuỷ thần” (Đd Nguyễn Khánh Dư), “Tấm Cám” (Đd Lê Hữu Lương), “Truyền thuyết tình yêu thân nước” (Đd Hà Sơn), “Ai mua hành tôi” (Truyện cổ tích – Đd Minh Trung), “Sơn thần thuý quái” (Đd Xuân Cường)…
Phim lịch sử, dã sử, võ thuật, hình sự: Thể loại phim võ thuật, dã sử: “Tráng si Bô Đẻ”, “Thăng Long đệ nhất kiếm” (Đd Lê Mộng Hoàng), “Ngọc trản Thần công” (Đd Khôi Nguyên); “Kiếp phù du” (Đd Hải Ninh), “Tây Sơn hào kiệt” (Đd Phượng Hoàng)…
Phim hình sự: “Săn bắt cướp” (SBC) (Đd Trần Phương),“Biệt thự Hoài Thu” (Đd Xuân Cường), “Ván bài lật ngứa” (Đd Lê Hoàng Hoa),“Biệt động Sài Gòn” (Đd Long Vân)…
Phim sân khấu: kịch, cải lương, tuông, chèo..“Trần Quốc Toàn ra quân”, “Thanh gươm cô đô đốc”, “Ỷ Lan nhiếp chính”, “Thoại Khanh-Châu Tuấn”, “Quan Àm Thị Kính” và hàng ngàn bộ phim video kịch nói, cải lương… “Lưu Bình Dương Lê”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Kiêu Nguyệt Nga”, “Hoàng Lê Nhất thống chí”, “Đời cô Lựu”, “Cây Sầu riêng trổ bông”, “Làm lại cuộc đời”, “Dạ cổ hoài lang”, “Truyện Trầu Cau”…vv… của các Hãng đã sản xuất để lưu giữ các loại hình nghệ thuật đặc biệt là cải lương, tuông, chèo, có nguy cơ ngày càng bị mai một dần, nhằm phục vụ cho các đối tượng học tập, nghiên cứu và bà con kiều bào sống xa Tố quốc.
Phim thể nghiệm, phim tác giả và một số thể loại khác: Phim nhuốm màu bi kịch: “Tội lỗi cuối cùng” (Đd Trân Phương); phim chú ý những chi tiết tạo hình gây sốc, gây cảm giác hù dọa, hôi hộp, gay cấn: “Ngôi nhà oan khốc” (Đd Lê Mộng Hoàng ); “Chiếc mặt nạ da người” (Đd Chánh Tín); phim hành động “Đảo hải tặc” (Lý Huỳnh và Hông Kông hợp tác); phim giải trí: “Nữ tướng cướp” (Đd Lê Hoàng), cùng một số phim ngán được đặt hàng, tài trợ, được giải thưởng Quốc gia của học sinh trường Sân khấu Điện ảnh.
Trong thời kỳ đổi mới, nếu xét theo tiêu chí về vốn đầu tư cũng có thể có thể số hóa:
Phim nhựa do nhà nước bao cấp: “cỏ lau”, “Những người thợ xẻ” (Đd Vương Đức), “Bến không chông” (Đd Lưu Trọng Ninh), “Chơi vơi” (Đd Bùi Thạc Chuyên)…
Phim vận động được nguôn tài trợ từ nước ngoài: “Thương nhớ đông quê”, “Mùa ổi” (Đd Đặng Nhật Minh), “Bi đừng sợ” (Đd Phan Đăng Di) …
Phim giải trí sản xuất bằng vốn xã hội hoá có yếu tố giải trí hướng tới thị trường và đạt doanh thu cao do số người xem đông: “Gái nhảy” ( phân 1 và 2) (Đd Lê Hoàng), “Lọ lem hè phố” (Đd Lê Hoàng), “Nữ tướng cướp” (Đd Lê Hoàng), “Những cô gái chân dài”, “Đẹp từng xăng-ti-mét” (Đd Vũ Ngọc Đáng), “Khi đàn ông có bầu”, “Đẻ mướn” (Đd Nguyên Bảo Trung), “Nụ hôn thần chết”, “Giải cứu thần chết” (Đd Nguyễn Quang Dũng).. .tạo nên sự phân hóa lớn về đánh giá và thầm định. Quan niệm “chính thống” xếp những phim này vào nhóm “sản phẩm hạng hai”, thậm chí còn phủ nhận toàn bộ giá trị nghệ thuật của chúng.
#Phim do Việt Kiều đầu tư thực hiện tại Việt Nam, hoặc phim hợp tác vói nước ngoài: “Tọa độ chết” (Hợp tác giữa VN với Liên Xô), “Tình xa” (Hợp tác giữa VN với Thái Lan), “Hà Nội, Hà Nội” (Hợp tác giữa VN với Trung Quốc); dòng phim khá chăm chút vê hiệu quả tạo hình: “Mùi đu đú xanh” (Đd Trân Anh Hùng), “Mùa len trâu” (Đd Nguyễn Võ Nghiêm Minh); phim tình cảm xã hội: “Ao lụa Hà Đông” (Đd Lưu Huỳnh); phim hành động:“Dòng máu anh hùng” (Đd Charlie Nguyễn); phim tâm lý xã hội: “Thời xa váng” (Đd Hô Quang Minh), đã gần gũi hơn với người xem Việt, tiến bộ hơn so với thời gian đầu, một số phim còn hơi xa lạ với tâm thức Việt như: “Xích lô”, “Mùa hè chiêu thẳng đứng” (Đd Trần Anh Hùng)…
#Phim video thương mại giải trí thị trường (từ thập niên 1990), đã mở rộng phạm vi phản ảnh, do tư nhân bỏ vốn: “Oan oan tình”, ‘Ngã ba lòng” (Đd Xuân Kỳ), “Tình người kiếp rắn” (Đd Xuân Lan), “Phượng Sài Gòn,“Bông hồng đẫm lệ”; dòng phim vê tự lực văn đoàn: “Gánh hàng hoa”, “Lá ngọc cành vàng”, “ Bỉ vỏ”, “Giông tố”; phim hư cấu về nhạc si Trịnh Công Sơn: “Em còn nhớ hay em đã quên” (Đd Nguyên Hữu Phần), phim tâm lý xã hội – ca nhạc “Trái tim không ngủ yên” (Đd Châu Huế)…
*Phim truyện truyền hình lẻ, phim truyền hình nhiều tập sản xuất bằng vốn của nhà nước hoặc vốn xã hội hóa: trong thời kỳ phản ánh khá rõ nét về đề tài nông thôn, sự vị kỷ, bè phái, sự phá hoại truyền thống và mối quan hệ tình người như: “Lời nguyền của dòng sông”, “Mẹ chông tôi”, “chuyện làng Nhô’V’Ma làng”, “Người Hà Nội”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Rặng trâm bầu”, “Những ngôi sao biển” …
3/ ĐỐI VỚI Phim hoạt hình (ve 2D, 3D, cắt GIÀY, BÚP BÈ…):
Chọn số hóa tất cả những bộ phim tiêu biểu mỗi thời kỳ, giai đoạn, những phim đoạt giải thưởng Quốc gia, Quốc tế của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Hãng phim Tồng hợp trước đây cũng như Hãng phim truyền hình Việt Nam hiện nay: “Mèo con”, “Con sáo biết nói”, “Con khỉ lạc loài”, “Ông trạng thả diêu”, “Âu cơ – Lạc Long Quân”, “Dẽ mèn phiêu lưu ký”, “Sơn tinh Thủy tinh”, “Ông Gióng”, “Đam San”, “Đáng đời thằng cáo”, “Xe đạp”, “Xe máy và ô tô”, “Ai là đồ ngốc”, “Thung lũng cỏ vàng”, “Đinh Bộ Lĩnh”, “Truyền thuyết Ông Rông”.. .vv…
Điện ảnh hiện nay là một trong những phương tiện truyền thông mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin, có khả năng ghi lại và lưu giữ di sản văn hóa nghe nhìn của con người đương đại, vì thế các tác phẩm điện ảnh có giá trị như một kho tư liệu lịch sử và được sử dụng như một công cụ trực quan sinh động trong các chương trình giáo dục hay giao lưu văn hóa.
Do điện ảnh luôn đồng hành cùng với yếu tố kỹ thuật nên các bản kỹ thuật hiện nay đều đang sử dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nghe – nhìn, chúng có khả năng tương thích cao với công nghệ truyền thông hiện đại. Điều này chắc chắn còn tiếp diễn lâu dài trong tương lai khi xã hội ngày càng công nghiệp hóa, vì thế việc số hóa các dữ liệu điện ảnh chỉ là vấn đề thời gian; đây có thế xem là một thuận lợi lớn của phim ảnh trong vai trò lưu trữ và phố biến di sản văn hóa nhân loại.
Như vậy, sẽ có hai việc cần làm ở đây: Thứ nhất là chuyển các tác phẩm điện ảnh hoặc tư liệu hình ảnh động thành tín hiệu số; Thứ hai là chuyển các dữ liệu thông tin vê các tác phẩm và tư liệu hình ảnh động thành tín hiệu số.
Để làm việc thứ nhất phải lưu ý đến vấn đề kỹ thuật, bao gôm việc xử lý các bản phim và tư liệu hình ảnh động (bằng chất liệu nhựa, băng, đĩa) sao cho “sạch sẽ” (tức phim không bị chua, mốc, xước) sau đó mới chuyển thành tín hiệu số. Đây sẽ là bản sao, được thể hiện bằng đĩa hình hoặc bằng tín hiệu số, chúng có khả năng trao đổi, tham khảo giữa các nơi có nhu cầu sử dụng (vì trên nguyên tắc, việc sử dụng bản gốc là rất hạn chế để tránh thất thoát, hư hỏng hoặc vì vấn đề tôn trọng bản quyền).
Cần lưu ý bản gốc phim là chất liệu gì phải có phương tiện tương thích để đọc được nó (băng umatic, betacam… phải cần có đầu đọc). Hiện nay những thiết bị này không còn được sản xuất nữa và không có linh kiện thay thế, vì vậy phải chuyển dữ liệu sang ổ đĩa cứng hoặc đưa vào mạng internet nội bộ để lưu giữ. Tuy nhiên, phải chú ý đến vấn đề an ninh mạng. Nói chung phải chia nhỏ ra nhiêu kho dữ liệu, ngân hàng tích hợp dữ liệu… để chia xẻ bớt sự rủi ro.
Để làm việc thứ hai, các tác phẩm điện ảnh hay tư liệu hình ảnh động bắt buộc phải có bộ hồ sơ đi kèm để tiện dụng cho việc nhập dữ liệu và tra cứu.
Hai việc trên thường do các Viện phim hay các tổ chức lưu trữ thực hiện nhằm mục đích hệ thống hóa và truy cập thông tin khi cân thiết. Việc công khai thông tin hay cung cấp các dịch vụ sử dụng hệ thống này là thẩm quyền của đơn vị này hoặc do luật thông tin của từng ban ngành, quốc gia, trong đó không thể không liên quan đến luật bản quyền.
Về nguyên tắc, mọi tác phẩm điện ảnh đều phải nộp lưu chiểu, còn tư liệu hình ảnh động và các tài liệu đi kèm thì thường do các đơn vị lưu trữ tư liệu tổ chức ghi hình hoặc sưu tầm được.
Sau khi tập hợp, sẽ chọn lọc, tiến hành loại bỏ những phim không đạt chuẩn kỹ thuật hay không có giá trị về mặt nội dung, phần còn lại sẽ được vào hệ thống dữ liệu số hóa. (Một số quốc gia tiên tiến như Thuỵ Điển chẳng hạn, khái niệm hình ảnh động của họ rất rộng nên họ còn số hóa cả các chương trình truyền hình. Chúng được lưu giữ trong một thời hạn ít nhất là 6 tháng trước khi chọn lọc ra những gì cần được số hóa).
Trên đây là công việc số hóa theo tiêu chuẩn lý tưởng, cái mà chỉ có các quốc gia phát triển mới có thể đảm nhiệm từng bước. Gọi là từng bước vì đây là công việc khó khăn và lâu dài và tốn kém, một phần do phim và tư liệu hình ảnh động cũ còn rất nhiều, trong khi phim mới vẫn được sản xuất đêu đặn; phần nữa là các phim mới hiện nay có rất nhiều chuẩn kỹ thuật khác nhau nên việc số hóa chúng là điều không đơn giản, nói cách khác đây thật sự là một công việc không có điểm dừng.
Hệ thống hóa các thông tin về các tác phẩm điện ảnh và tư liệu hình ảnh động từ trước đến nay, đa phần chúng đều đang được lưu trữ bằng bản kỹ thuật gốc. Chúng được in chuyển thành bản sao qua băng từ hay số hóa qua đĩa mỗi khi có nhu cầu in trích cho các đơn vị khác. Điều đáng mừng là càng ngày chúng ta đã nhận ra sự cần thiết của việc số hóa và đang từng bước thực hiện công việc này.
III. MỤC ĐÍCH SỔ HÓA ĐỂ
1. Lưu giũ di sản văn hóa nghe nhìn của nhân loại
Đây là mục đích lớn nhất của công tác số hóa, bởi về mặt khối lượng, nếu lưu trữ theo kiểu cũ với các bản kỹ thuật gốc sẽ gặp khó khăn nhiều về diện tích, về kỹ thuật bảo quản, về công tác quản lý và về tiện ích sử dụng. Theo quan niệm lưu trữ, các bản gốc là bất khả xâm phạm vì thế kỹ thuật số hóa sẽ giúp giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả và mở rộng khả năng tiếp cận các tác phẩm cũng như tư liệu hình ảnh động và các tài liệu đi kèm cho những nơi có nhu cầu.
2. Nhằm giao lưu văn hóa hay phục vụ giảng dạy
Về thực tế, không phải tác phẩm điện ảnh hay tư liệu hình ảnh động nào cũng có giá trị sử dụng rộng rãi nhưng vẫn phải được lưu trữ một khi được xác định là tư liệu. Về phương diện tinh thần, việc lưu trữ này nhằm mục đích ghi lại lịch sử nhân loại. Vì thế, một khi được số hóa, các bộ phim hay tư liệu – tức di sản vãn hóa nghe nhìn – có nhiêu cơ hội được trao đối hay giảng dạy cho nhiều đối tượng ở nhiều nơi khác nhau chỉ cần có sự tương thích về kỹ thuật. Chúng thuận tiện hơn rất nhiều trong việc truyên tín hiệu (trước kia phải vận chuyển các bản kỹ thuật), bảo đảm chất lượng nội dung và kỹ thuật (nếu đường truyền tốt).
Trong vòng 20 năm gần đây, sản lượng phim Việt Nam nhìn chung không cao (mỗi năm chưa tới 10 đâu phim truyện, hơn 30 phim tài liệu và chí có 1-2 phim hoạt hình); nhưng từ 10 năm gần đây, các chương trình liên quan đến hình ảnh động đã có sự phát triển theo tiến độ của kỹ thuật thế giới. Bên cạnh đó, các cơ quan lưu trữ cũng tiến hành ghi lại các tư liệu hình ảnh động để bổ sung vào nguồn di sản văn hóa nghe nhìn của đất nước. Tuy nhiên do chưa hoàn chỉnh của công tác tư liệu và nhất là công tác nộp lưu chiểu, bảo hộ bản quyên của chúng ta còn yếu kém nên nguồn tư liệu hiện nay vừa thiếu vừa không được sắp xếp khoa học.
Từ khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên hình ảnh động, để công tác số hóa tác phẩm điện ảnh và tư liệu hình ảnh động được hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các việc sau:
– Hoàn chính Luật Điện Ảnh và đưa vào thực hiện nghiêm túc công tác nộp lưu chiểu phim, cần chế tài luật này trước hết với các đơn vị sản xuất phim nhà nước và tư nhân.
– Lập phông dữ liệu và số hóa càng nhanh càng tốt các tác phấm điện ảnh và hình ảnh tư liệu mới.
– Thực hiện dân việc số hóa các tác phẩm điện ảnh và hình ảnh tư liệu cũ sau khi đã chọn lọc.
– Tham khảo thêm tính khả thi vê việc số hóa các chương trình truyền hình, cũng nên quan tâm đến hoạt động của các đơn vị thông tin, các hãng thông tấn (theo xu hướng chung), các đơn vị này về sau có thể phát triển thành một tập đoàn về thông tin, có khả năng sản xuất phim ảnh và các chương trình hình ảnh động. (Thí dụ trên thực tế, đã có Báo Thanh Niên với hãng phim riêng mang tên Hãng phim Thanh Niên)
– Có chính sách rõ ràng về việc thu thập hình ảnh tư liệu của sở hữu cá nhân hay các đơn vị thông tin (hình thức mua lại, sang nhượng hoặc chia xẻ bản quyền sử dụng, hình thức chế tài, trao đổi…)
– Liên kết các cơ quan liên quan để thực hiện luật bản quyền (bảo hộ bản quyền, quyên sở hữu trí tuệ) để khai thác tốt nhất các tác phẩm điện ảnh và hình ảnh tư liệu, đặc biệt trong việc hợp tác, trao đổi, mua bán hay sang nhượng các quyên trên cho các đối tượng trong và ngoài nước. Vấn đề này được đề cập cuối cùng nhưng có thể xem là nên tảng đầu tiên để việc tiếp cận các nguồn tài nguyên hình ảnh động được minh bạch, thuận tiện và gây được sự chú ý của các đối tác cung cấp nguồn tư liệu. Công tác số hóa chỉ đạt yêu cầu khi toàn xã hội ý thức về tầm quan trọng của công tác lưu trữ di sản văn hóa và những quyền lợi (vật chất, tinh thân) khi tham gia chương trình. Đơn vị có khả năng làm việc này tốt nhất (khảo sát, nghiên cứu, lập phông dữ liệu, cố vấn các luật liên quan, định giá tư liệu, sưu tầm, và số hóa hình ảnh tư liệu cũng như tác phấm điện ảnh) chính là Viện phim quốc gia.
IV. THAY CHO LỜI KẾT:
Kỹ thuật số đang có những phát triển và ứng dụng vượt bậc trong lĩnh vực hình ảnh động, tuy nhiên việc phát triển quá nhanh của các thế hệ thiết bị ghi hình và lưu trữ mới có thể gây khó khăn cho công tác bảo tôn. Trước mắt, chúng ta có thể gặp một số khó khăn trở ngại sau:
– Chuẩn kỹ thuật: Là các tiêu chí kỹ thuật để đưa vào số hóa, một số tư liệu được ghi trên các bản kỹ thuật cũ (như băng video) hiện không tìm được thiết bị đọc tương thích nên có thể không ít tư liệu buộc phải hủy vì không thể xử lý.
– Thiếu đồng bộ: Sự chênh lệch nhau vẻ hệ thống trang thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật giữa các quốc gia, giữa các đdn vị cũng là rào cản cho việc trao đồi, sử dụng tư liệu bằng hình thức kỹ thuật số.
– Số lượng xử lý đối với tác phẩm điện ảnh, tư liệu hình ảnh động cũ và mới quá lớn, chí có các quốc gia mạnh vê kinh phí và có kế hoạch bảo tỏn tốt mới thực hiện được. Như vậy những di sản văn hóa của các nước nghèo khó được quan tâm và lưu giữ hơn, trong khi đây là những quốc gia có nguy cơ bị xóa sổ các giá trị riêng nhiêu nhất (ngôn ngữ, môi trường sinh thái tự nhiên, sinh hoạt và văn hóa bản địa…)
Việt Nam ta hiện nay có khả năng nằm trong nguy cơ cuối cùng này bởi đa số người dân chưa có ý thức bảo tồn văn hóa nghe nhìn, thái độ đánh giá thấp văn hóa nghe nhìn (xem văn hóa đọc mới thật sự có giá trị) cũng góp phần làm cho việc sưu tâm bảo quản thêm khó khăn. Công tác nộp lưu chiểu chưa thật sự được xem trọng, công tác lưu trữ chưa nhận được sự chú ý đúng mức của người dân, sự thiếu đông bộ trong thiết bị kỹ thuật lưu trữ cũng đáng quan tâm.
Hy vọng rằng những điều này sẽ được ghi nhận nhiều hơn trong các Hội thảo chuyên đề và Nhà nước sẽ đấy mạnh công tác tuyên truyên để việc số hóa điện ảnh và tư liệu hình ảnh động trở thành một trong những mối quan tâm của xã hội nói chung và công tác bảo tôn di sản văn hóa quốc gia nói riêng.
ThS. Đỗ Lệnh Hùng Tú
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo
Nguồn tham khảo trích dẫn:
1. Lịch sử Điện ảnh Cách mạng Nam Bộ (1945-1975) – Hội Điện ảnh TP. Hô Chí Minh xb, 2005
2. Catalogue of Vietnamese feature films 1976-1986.
3. Catalogue of Vietnamese feature films 1987-1997.
Tin cùng chuyên mục:
Khó khăn và giải pháp khắc phục trong triển khai nhiệm vụ nộp lưu tài liệu lưu trữ số
Thực trạng triển khai công tác lưu trữ điện tử của Ủy ban Dân tộc
Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề
Sài Gòn 1698-1998 Kiến trúc quy hoạch