Trước diễn tiến mau lẹ của cuộc đàm phán bí mật Kissinger – Lê Đức Thọ, mà chiều hướng dẫn tới sự loại bỏ chế độ Thiệu, Chính quyền Sài Gòn ra sức phản đối. Mặc dù đồng ý với những nội dung cơ bản của dự thảo của Hoa Kỳ ngày 1-8-1972, ngày 27-7-1972, Chính quyền Sài Gòn gửi giác thư (Memorandum) cho Nhà Trắng, cố gắng đòi hỏi một sự bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ Thiệu:
Thứ nhất, Chính quyền Sài Gòn ra điều kiện với Hoa Kỳ: “muốn có một giải pháp chính trị nội bộ” thì Quân đội nhân dân Việt Nam phải triệt thoái ra khỏi miền Nam Việt Nam – điều mà Kissinger tránh né đề cập đến trong bản dự thảo, nhằm tạo sự mập mờ nếu đề nghị được chấp thuận.
Thứ hai, đối với vấn đề ngừng bắn, Chính quyền Sài Gòn đòi hỏi phi lý “rằng cuộc ngưng bắn phải bao gồm toàn cõi Đông Dương”.
Cuối cùng về ấn định thời gian từ chức của Tổng thống và Phó Tổng thống Chính quyền Sài Gòn trong cuộc bầu cử thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu vẫn khăng khăng đòi hỏi được quyền quyết định và phải tùy thuộc vào mức độ giảm tương ứng các hoạt động quân sự của cách mạng[1].
Ngày 17 và 18-8-1972, trong cuộc gặp với Chính quyền Sài Gòn, cùng với việc thông báo dự thảo đề nghị đáp lại đề nghị ngày 1-8-1972 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Kissinger cố gắng vỗ về Nguyễn Văn Thiệu đối với sự xuống thang của Hoa Kỳ. Ông ta nói rằng: “sở dĩ phải đáp ứng thiện chí của Cộng sản là để cho qua hai tháng trước ngày bầu cử, và sau đó nếu Cộng sản vẫn còn ngoan cố thì lại giải pháp 8-5-1972” [2].
Ngày 31-8-1972, đích thân Tổng thống Nixon gửi thư cho Nguyễn Văn Thiệu để khẳng định quan điểm của Hoa Kỳ:
“Tôi rất vui mừng được Đại sứ Bunker trình bày đầy đủ về những quan điểm của Tổng thống đối với các cuộc thương nghị hiện đang diễn tiến mà chánh phủ ta trong thời gian gần đây đã trao đổi một số ý kiến chi tiết. Dựa trên báo cáo của Đại sứ Bunker, chúng tôi đã có một số sửa đổi trong đề nghị chính và đề nghị về cách đàm phán của chúng tôi, mà Đại sứ Bunker sẽ thảo luận với Tổng thống. Tôi tin rằng những dự thảo mới của chúng tôi sẽ là một đề nghị hòa bình xây dựng, phản ánh chủ tâm của chúng ta có một giải pháp hòa bình danh dự bảo đảm được cho nhân dân miền Nam Việt Nam quyền quyết định tương lai của mình mà không bị ép buộc chấp nhận một giải pháp nào hoặc bị một sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Đại sứ Bunker sẽ trình Tổng thống chi tiết của quan niệm của chúng tôi về vấn đề này. Xin Tổng thống tin chắc rằng Đại sứ Bunker nói nhân danh tôi.
Vào thời gian tế nhị này trong cuộc thương thuyết, tôi xin xác nhận với Tổng thống, một cách thẳng thắn và mạnh dạn về lập trường căn bản của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã không từ chối đến nay với bao nhiêu hy sinh về sanh mạng, để rồi thay đổi hướng trong những tháng cuối cùng năm nay. Giờ đây, chúng tôi sẽ không làm những gì chúng tôi đã từ chối không làm trong 3 năm rưỡi qua. Nhân dân Hoa Kỳ hiểu rằng Hoa Kỳ không thể mua hòa bình hoặc danh dự hoặc chuộc lại những sự hi sinh của mình bằng cách từ bỏ một đồng minh anh dũng. Tôi sẽ không thể làm điều này và sẽ không bao giờ làm.
Công việc chánh yếu của chúng ta giờ đây là hợp tác chặt chẽ trong tinh thần hoàn toàn chân thật và tin tưởng lẫn nhau, như chúng ta đã thành công trong những năm qua. Mục đích của chúng ta là một mục đích chung và hỗ tương. Tôi đã chỉ thị cho Đại sứ Bunker liên lạc chặt chẽ với Tổng thống, để có những cuộc thảo luận và tham khảo chi tiết và đầy đủ bất cứ trong giai đoạn nào”[3].
Song sự vỗ về của Hoa Kỳ không làm Nguyễn Văn Thiệu nguôi ngoai. Những ngày cuối tháng 8-1972, Thiệu ngày càng tỏ ra kháng cự mạnh mẽ trước sự xuống thang của Hoa Kỳ trong đàm phán. Ông ta đã soạn và ký vào thư phản đối đề ngày 30-8-1972 để gửi Tổng thống Nixon nhưng sau đó đã không gửi đi. Bức thư có đoạn:
“I would like to extend to you warmest congratulation on your brilliant nomination by the Republican party to run again in order to continue to lead the people of the United States and to fulfill your aspirations to restore peace and stability for the world and at the same time to promote an era of development through cooperation.
I sincerely wish you a brilliant reelection.
I take this opportunity to inform you that during the two-day visit of Dr. Kissingger we have discussed in detail all the points of the Communist new peace proposal as well as the counter proposal Dr. Kissinger had submitted.
We had discussed extensively all the points in the proposals except point 4. We had not discussed point 4 because we consider it a very delicate problem which affects the life and death of more than 17 million and a half South Vietnamese. We had taken two weeks of thorough discussions to analyze point 4 and come up with a proposal which incorporates both liberal and constructive aspects an initiative to restore peace while at the same time preserving the life of our nation.
However, on August 29, just one day after we gave Ambassador Bunker our proposal, Ambassador Bunker transmitted us a Memorandum the content of which seems to flatly reject our ideas.
We deeply regret it, and we think that the ideas which we have thoroughly deliberated on for two deserve more detailed analyses.
The close relationship between our two peoples in the common cause and the special understanding between us have made me always try to fulfill what I have often said, and that is to help you to help us in order to bring back a solid peace for Vietnam in which the people of the United States have contributed a great part.
I wish that you would always remember that I consider the honor of my personal position as meaningless compared with countless great sacrifices of the combatants and peoples of the United States and Vietnam and the possibility to exchange for a just peace, important not only for 17 million and a half South Vietnamese people but also for this region of the world, provided that the great sacrifices in lives and properties of our peoples would not be in vain”[4].
Nhưng bỏ qua thái độ của chính quyền Thiệu, ngày 8-10-1972, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao cho Hoa Kỳ bản đề nghị được trình bày dưới hình thức một hiệp định sẵn sàng để ký kết, có tên là“Hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam”[5]. Nội dung cơ bản của dự thảo Hiệp định gồm các điểm chính:
“1. Một cuộc ngừng bắn tại chỗ tại miền Nam Việt Nam kể từ giờ H ngày N.
- Việc Hoa Kỳngừng hết mọi hành động chiến sự đối đầu với Bắc Việt, nghĩa là ngưng oanh tạc và gài mìn.
Sau khi có đình chỉ chiến sự thì:
- Tất cả lực lượng Hoa Kỳvà đồng minh ở nguyên vị trí trong khi chờ đợi Ban Liên hợp quân sự bốn phe ấn định cách thức rút quân. Các quân lực này phải rút hoàn toàn (quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên liên hệ đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh…) và phá hủy các căn cứ quân sự. Công việc này phải hoàn tất trong vòng 2 tháng.
- Tất cả tù binh và thường dân bị bắt phải được trao trả trong vòng 2 tháng.
- Lực lượng võ trang 2 bên miền NamViệt Nam ở nguyên vị trí trong khi chờ đợi Ban Liên hợp quân sự hai phe ấn định vùng kiểm soát và thể thức đóng quân. Sau đó lực lượng võ trang 2 bên miền Nam bắt đầu giảm quân số và giải ngũ số quân này.
- Hai bên miền Namphải thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do hoạt động, tự do báo chí,…
- Hai bên miền Namhiệp thương và thành lập một cơ cấu chính quyền lấy tên là Hội đồng Quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc với ba thành phần ngang nhau. Hội đồng này phải được thành lập trong vòng 15 ngày sau khi ký kết hiệp định, và sau đó hai bên miền Nam sẽ thành lập những hội đồng ở cấp dưới. Hội đồng này sẽ hoạt động theo nguyên tắc nhất trí. Hai bên miền Nam Việt Nam phải thảo luận và ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ trong vòng ba tháng sau khi ký kết hiệp định.
Nhiệm vụ của hội đồng là để tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 5 tháng sau khi ký kết hiệp định và hai tháng trước ngày bầu cử, đương kim Tổng thống và Phó Tổng thống VNCH từ chức.
Hội đồng này hoạt động như một siêu chính phủ cạnh chính phủ VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và có nhiệm vụ khuyến khích hai bên miền Nam Việt Nam thi hành những hiệp định được ký kết, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc bảo đảm các quyền tự do dân chủ và ấn định thể thức và thủ tục tổng tuyển cử.
- Thành lập các Ban liên hợp quân sự bốn phe để kiểm soát các cuộc ngừng bắn, việc rút quân và hủy bỏ các căn cứ quân sự, và việc trao trả tù binh và thường dân bị bắt.
- Thành lập các Ban liên hợp quân sự hai phe để kiểm soát cuộc ngừng bắn tại chỗ tại miền Nam, việc giảm thiểu quân số và giải ngũ.
- Thành lập Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát gồm bốn quốc gia: Ba Lan, Hung Gia Lợi, Gia Nã Đại và Nam Dương. Ủy ban này sẽ kiểm soát và giám sát các khía cạnh quân sự và chính trị của hiệp định và sẽ giải quyết các vụ bất đồng giữa các phe trong những ban liên hợp quân sự.
- Triệu tập một hội nghị quốc tế trong vòng 30 ngày sau khi ký kết hiệp định. Thành phần tham dự hội nghị này gồm có: Nga Sô, Trung Cộng, Pháp, Anh, bốn phe tham dự Hội nghị Ba Lê về Việt Nam, bốn quốc gia trong Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát và ông Tổng thư ký Liên Hiệp quốc”[6].
Từ ngày 8 đến ngày 11-10-1972, hai phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thảo luận kỹ lưỡng về các điều khoản của Hiệp định. Đến ngày 17-10, tại Paris, hai bên duyệt lại lần cuối và đi đến thống nhất lịch trình ký kết Hiệp định.
Sau đó, từ ngày 19 đến 23-10-1972, Kissinger được chỉ thị thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận dự thảo hiệp định. Trong khi, tại Washington, Tổng thống Nixon ồ ạt gửi quân trang, quân dụng, vũ khí đạn dược cho Chính quyền Sài Gòn [7]. Ngày 23-10-1972, trái với cam kết, Hoa Kỳ lấy lý do Nguyễn Văn Thiệu chưa chấp nhận dự thảo nên phải tiếp tục thảo luận những vấn đề mới mà không đả động đến việc thực hiện các thỏa thuận theo thời gian đã ấn định.
Ngày 26-10-1972, phản đối việc phá bỏ cam kết của Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố dự thảo Hiệp định, cùng những cam kết của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán mật và lên án “Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa ký Hiệp định như đã dự trù”[8]. Cùng ngày, qua việc trích lại tuyên bố trên trong bài diễn văn tại phiên họp thứ 164, Bộ trưởng Xuân Thủy đã cho thấy quá trình đàm phán mật thống nhất về nội dung bản dự thảo Hiệp định và ấn định thời gian ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ. Nguyên văn đoạn trính tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bài diễn văn của Bộ trưởng Xuân Thủy như sau:
“Qua nhiều ngày đàm phán, ngày 17-10-1972, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ đã thỏa thuận về hầu hết các vấn đề trên cơ sơ bản dự thảo Hiệp định của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chỉ còn hai vấn đề chưa thỏa thuận được. Với thiện chí của mình, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm hết sức mình để gạt bỏ những trở ngại cuối cùng, đã thỏa thuận những đề nghị của phía Mỹ về hai vấn đề cuối cùng còn lại trong Hiệp định. Trong thông điệp ngày 20-10-1972, gửi Thủ tướng chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tổng thống Mỹ hoan nghênh thiện chí của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và xác nhận rằng văn bản Hiệp định có thể xem là đã hoàn thành. Nhưng cũng trong thông điệp đó, Tổng thống Mỹ lại nêu lên một số điểm phức tạp. Với lòng mong muốn sớm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giải thích rõ quan điểm của mình về những điểm đó. Trong thông điệp ngày 22-10-1972, Tổng thống Mỹ đã tỏ ý thỏa mãn về những lời giải thích của chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như vậy là đến ngày 22-10-1972, văn bản Hiệp định đã được hoàn thành.
Những vấn đề chủ yếu của Hiệp định đã được thỏa thuận tóm tắt như sau:
- Mỹtôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định năm 1954 đã công nhận.
- Hai mươi bốn giờ sau khi ký kết hiệp định, ngưng bắn trên khắp miền NamViệt Nam, Mỹchấm dứt mọi hoạt động quân sự, chấm dứt ném bom và thả mìn ở miền Bắc Việt Nam. Mỹ rút hết khỏi miền Nam Việt Nam trong sáu mươi ngày quân đội và nhân viên quân sự của Mỹ và các nước ngoài đồng minh của Mỹ và của VNCH. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh bị hao mòn hoặc hư hỏng từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng. Mỹ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ miền Nam Việt Nam.
- Trao trả tất cả những người của các bên bị bắt và giam giữ song song với việc rút quân Mỹ.
- Những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền NamViệt Nam là: nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định trong tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế, Mỹkhông cam kết với bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào ở miền Nam Việt Nam và không tìm cách áp đặt một chánh phủ thân Mỹ ở Sài Gòn; thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc; bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân; thành lập một cơ cấu chính quyền lấy tên là Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau, để đôn đốc Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chánh phủ VNCH thi hành các Hiệp định đã ký kết và tổ chức tổng tuyển cử. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương về việc thành lập các Hội đồng cấp dưới; vấn đề các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh; trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận, có vấn đề các biện pháp giảm số quân của các lực lượng vũ trang hai bên và phục viên số quân đã giảm; hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một Hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng ba tháng sau khi ngừng bắn có hiệu lực.
- Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình.
- Thành lập Ban liên hợp quân sự bốn bên, Ban liên hợp quân sự hai bên ở miền NamViệt Nam.
Thành lập Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
Triệu tập một Hội nghị quốc tế về Việt Nam trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký kết hiệp định này.
- Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chánh phủ Mỹvà Chánh phủ VNCHtriệt để tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Campuchia và nhân dân Lào đã được các Hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Genève năm 1962 về Lào công nhận: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia đó. Các chánh phủ nói trên tôn trọng nền trung lập của Campuchia và Lào. Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chánh phủ Mỹ và Chánh phủ VNCH cam kết không dùng lãnh thổ của Campuchia và của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của các nước khác.
Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Lào và Campuchia, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Công việc nội bộ của Campuchia và của Lào do nhân dân mỗi nước này giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Những vấn đề liên quan giữa ba nước Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện thiết lập những quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi, giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà Mỹ. Mỹ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ở toàn Đông Dương.
- Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định này.
Hai bên cũng đã thỏa thuận về thời gian biểu cho việc ký kết Hiệp định. Ngày 9-10-1972, theo đề nghị của phía Mỹ, hai bên đã thỏa thuận: ngày 18-10-1972, Mỹ chấm dứt ném bom, thả mìn ở miền Bắc; ngày 19-10-1972, hai bên ký tắt văn bản Hiệp định tại Hà Nội; ngày 26-10-1972, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký chính thức Hiệp định tại Paris.
Ngày 11-10-1972, phía Mỹ lại đề nghị thay đổi thời gian biểu như sau: ngày 21-10-1972, Mỹ chấm dứt ném bom, thả mìn ở miền Bắc; ngày 22-10-1972, hai bên ký tắt văn bản Hiệp định tại Hà Nội; ngày 30-10-1972, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký chính thức Hiệp định tại Paris. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thỏa thuận thời gian biểu mới của Mỹ.
Ngày 20-10-1972, phía Mỹ mượn cớ còn một số điểm chưa thỏa thuận, lại đưa ra một thời gian biểu khác: ngày 23-10-1972, Mỹ chấm dứt ném bom, thả mìn ở miền Bắc; ngày 24-10-1972, hai bên ký tắt văn bản Hiệp định tại Hà Nội; ngày 31-10-1972, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước ký chánh thức Hiệp định tại Paris. Với thiện chí của mình, mặc dầu phía Mỹ đã nhiều lần sửa đổi những điều đã thỏa thuận, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đồng ý với đề nghị của phía Mỹ và nhấn mạnh phía Mỹ không được đưa bất cứ lý do gì để thay đổi thời gian biểu đã thỏa thuận”[9].
Tuyên bố ngày 26-10-1972 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay lập tức lôi cuốn sự chú ý của dư luận. Trong khi, được phát biểu trước trong phiên họp 164 nhưng William J. Porter – Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, đã không đọc bài diễn văn soạn sẵn mà chỉ nói vỏn vẹn ba câu: “Tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là tôi không có bài phát biểu chính thức hôm nay vào lúc này. Tôi có thể sẽ có những nhận xét sau. Chúng tôi không thấy gì trở ngại nếu quý vị muốn đọc ngay bài phát biểu của quý vị, hoặc nếu quý vị muốn thì chúng ta có thể tạm nghỉ như thường lệ”[10].
Tại Hoa Kỳ, Kissinger họp báo biện minh: “vấn đề thời biểu chỉ có tính cách giả định và mọi việc đều phải có sự ưng thuận của Việt Nam cộng hòa… chỉ còn vài vấn đề chi tiết trong dự thảo hiệp định để giải quyết và chỉ cần một cuộc gặp gỡ chót thì ký ngay”[11].
Đến đây, sau hơn 4 năm tính từ tháng 5-1968, quá trình đàm phán về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đạt được kết quả to lớn với sự ra đời của bản dự thảo “Hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam” (Tên tiếng Anh: “Agreement on ending the war and restoring peace in Viet Nam”). Tuy nhiên, kết quả trên lại không ra đời trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Mà hình thành sau cuộc tổng tiến công Xuân – Hè 1972 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong thời gian rất ngắn – 3 tháng 10 ngày (từ ngày 1-8-1972 đến 11-8-1972) bằng thời gian các bên đàm phán đi đến thống nhất vấn đề thủ tục của Hội nghị bốn bên về Việt Nam tại Paris (từ ngày 1-11-1960 đến 18-1-1969), bởi cuộc đàm phán bí mật giữa Cố vấn Lê Đức Thọ và Kissinger. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của tiến trình đàm phán đi đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam giữa một nước nhỏ (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) với một cường quốc (Hoa Kỳ). Mặc dù thất bại tại miền Nam Việt Nam, nhưng với danh dự của một cường quốc, Hoa Kỳ muốn rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự và không thể thừa nhận sự thua cuộc một cách công khai trên bàn hội nghị. Đồng thời, tự cho mình có vai trò sen đầm quốc tế, Hoa Kỳ chưa bao giờ thừa nhận xâm lược Việt Nam, mà chỉ thừa nhận tư cách “đồng minh” trong cuộc chiến tranh nội bộ giữa những người “quốc gia” và Cộng sản ở Việt Nam. Vì vậy, trong đàm phán, cũng như trong các cam kết quốc tế về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Hoa Kỳ luôn cần sự đồng thuận một cách công khai của Chính quyền Sài Gòn. Mà sự thúc ép chính quyền Thiệu chấp nhận dự thảo “Hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam” những tháng cuối năm 1972 là sự thể hiện cụ thể.
[1] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
[3] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1232: Bản dịch thơ Nicxon gởi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ngày 31-8-1972.
[4] Lược dịch: “Tôi chúc mừng ngài vì đã được Đảng Cộng hòa đề cử ra tranh cử Tổng thống, để một lần nữa có cơ hội tiếp tục lãnh đạo nhân dân Hoa Kỳ và thực hiện nguyện vọng khôi phục lại hòa bình và ổn định cho thế giới và thúc đẩy một kỷ nguyên phát triển thông qua hợp tác.
Tôi chân thành mong ngài tái tranh cử thành công.
Nhân cơ hội này, tôi thông báo cho ngài rằng trong chuyến thăm hai ngày của Tiến sĩ Kissingger, chúng tôi đã thảo luận chi tiết tất cả các điểm trong bản đề nghị hòa bình mới của Cộng sản, cũng như bản phản đề nghị của Tiến sĩ Kissinger.
Chúng tôi đã thảo luận và thông nhất tất cả các điểm trong đề nghị trừ điểm 4. Bởi vì chúng tôi coi nó là một vấn đề rất tế nhị ảnh hưởng sự tồn tại của miền Nam Việt Nam. Trong hai tuần, chúng tôi đã phân tích kỹ lưỡng điểm 4 và đi đến một đề nghị để khôi phục lại hòa bình trong khi vẫn duy trì sự tồn tại của chúng tôi.
Tuy nhiên, ngày 29 tháng 8, chỉ một ngày sau khi chúng tôi đưa cho Đại sứ Bunker bản đề nghị, Đại sứ Bunker trao cho tôi một Biên bản ghi nhớ nội dung (cuộc tiếp xúc mật Kissinger – Lê Đức Thọ) trong đó có vẻ thẳng thừng từ chối sáng kiến của chúng tôi.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc, và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cùng phải triệt để thảo luận các đề nghị.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đất nước trong sự nghiệp chung và sự hiểu biết đặc biệt giữa chúng ta đã làm cho tôi luôn luôn cố gắng để hoàn thành những gì tôi đã thường nói, đó là để giúp các ngài, để giúp chúng tôi mang lại một nền hòa bình vững chắc cho Việt Nam, nơi mà người dân Hoa Kỳ đã đóng góp một phần lớn.
Tôi mong rằng ngài sẽ luôn luôn nhớ rằng, tôi xem xét danh dự của cá nhân là vô nghĩa so với sự hy sinh rất lớn của binh lính và nhân dân của Hoa Kỳ để cho một nền hòa bình, quan trọng không chỉ cho 17 triệu và một nửa Việt Nam mà còn cho các cả khu vực. Những hy sinh lớn lao về người và của cho chúng tôi sẽ không là vô ích”. (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1232: Dự thảo thư của Nguyễn Văn Thiệu gửi Tổng thống Nixon ngày 30-8-1972).
Hà Kim Phương
Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Tập 1 – Đánh và đàm
[5] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
[6] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
[7] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
[8] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
[9] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Thủ tướng VNCH (1954-1975), hồ sơ 17719: Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 164, Bộ Ngoại giao VNCH.
[10] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Thủ tướng VNCH (1954-1975), hồ sơ 17719: Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 164, Bộ Ngoại giao VNCH.
[11] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hòa (1967-1975), hồ sơ 1231: Tài liệu mật, chung quanh các cuộc mật đảm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Khó khăn và giải pháp khắc phục trong triển khai nhiệm vụ nộp lưu tài liệu lưu trữ số
Thực trạng triển khai công tác lưu trữ điện tử của Ủy ban Dân tộc
Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề
Sài Gòn 1698-1998 Kiến trúc quy hoạch