HOẠT ĐÔNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TẠI NAM KỲ (1875 – 1945) QUA TÀI LIỆU PHÔNG PHỦ THỐNG ĐỐC NAM KỲ

ThS. Dương Tô Quốc Thái

 

Những trích dẫn sau đây từ tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, hiện lưu ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ đề cập đến một đề tài cụ thể là Hoạt động kinh doanh nông nghiệp của Ngân hàng Đông Dương tại Nam Kỳ (1875-1945), nhưng qua đó có thể thấy rõ vai trò và giá trị sử liệu gốc của phông lưu trữ này đối với việc nghiên cứu tất cả những vấn đề lịch sử kinh tế-xã hội của Nam kỳ thời cận đại.

  1. Báo cáo của các công sứ, công chức người Pháp và người Việt về hoạt động kinh doanh nông nghiệp của Ngân hàng Đông Dương tại Nam Kỳ (1875 – 1945)

Khi nghiên cứu về hoạt động kinh doanh nông nghiệp (còn gọi là cho vay theo mùa) của Ngân hàng Đông Dương tại nông thôn Nam Kỳ. Phần lớn các nhà nghiên cứu điều cho rằng: lĩnh vực nông nghiệp đã bị Ngân hàng Đông Dương bỏ rơi. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Đông Dương hạn chế cho người nông dân vay tiền để làm mùa vụ. Bằng chứng là số tiền Ngân hàng Đông Dương cho nông gia vay hằng năm chỉ vào khoảng 1.365.248 đồng Đông Dương (kí hiệu: $) tức bình quân mỗi năm Ngân hàng Đông Dương chỉ cho vay khoản 56.885$/năm[1]. Với số tiền cho vay ít ỏi này, Ngân hàng Đông Dương đã không hoàn thành được nhiệm vụ mà Chính quyền thực dân Pháp đã giao phó là “….là tránh cho nền nông nghiệp bản xứ khỏi những kẻ cho vay nặng lãi đầy rẫy ở Nam Kỳ vào thời kỳ đó, mà sự lạm dụng của nó rất khó tẩy, đe dọa làm phương hại đến sự phát triển nông nghiệp, sự thịnh vượng chung của thuộc địa….”[2]. Do đó đã làm cho đời sống của người nông dân ở nông thôn Nam Kỳ ngày càng nghèo túng, khó khăn. Vì vậy, khi tìm hiểu về các hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam không ít các nhà nghiên cứu đã có cách nhìn không mấy thiện cảm và thiếu khách quan về tổ chức này.

Trước những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu, theo nhận định của chúng tôi, chúng tôi cho rằng: Ngân hàng Đông Dương không bỏ rơi lĩnh vực nông nghiệp, ngược lại, Ngân hàng rất quan tâm tới lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Đông Dương rất muốn cho người nông dân vay tiền để làm mùa vụ nhưng họ dường như cố tình lãng tránh, không muốn vay tiền của Ngân hàng Đông Dương. Thông qua các tài liệu của Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ chúng tôi đã tìm ra được căn nguyên của vấn đề. Sở dĩ có tình trạng này là vì người nông dân ở nông thôn Nam Kỳ họ “không hiểu biết gì về các điều kiện cho vay của Ngân hàng Đông Dương; sự phức tạp và phiền phức của thủ tục hành chính buộc họ phải tuân theo nếu như họ muốn vay tiền; việc bắt buộc phải hoàn trả lại các khoản vay vào thời hạn xác định đã khiến cho họ cảm thấy không có khả năng thanh toán; những nhũng nhiễu của các kỳ hào ở các nông thôn và còn nhiều nguyên nhân khác nữa,…”[3] đã làm cho người nông dân không dám đến Ngân hàng Đông Dương để vay tiền.

Biên bản buổi họp ngày 05/09/1903 của Hội đồng hàng tỉnh Sóc Trăng gửi cho Tham biện Chủ tỉnh cũng ghi nhận về việc người nông dân không dám đến Ngân hàng Đông vay tiền để làm mùa vụ. Biên bản nói rõ:

“Chúng tôi xin ngài gửi đến quan Thống đốc Nam Kỳ những lời cầu xin của chúng tôi để quan Thống đốc can thiệp cho những người vay tiền theo quy chế cho vay theo mùa như sau:

Chúng tôi nghe nói rằng Ngân hàng Đông Dương than phiền về số người vay tiền rất ít. Đó là do thời hạn ngân hàng chấp nhận cho vay tiền quá ngắn (1 năm). Có nhiều chủ sở hữu xin vay tiền để làm những công trình lớn, những công trình này luôn đòi hỏi phải có thời gian lâu, vì thế họ không dám vay tiền của nhà băng với thời hạn 1 năm.

Chúng tôi xin Ngân hàng Đông Dương trong tương lai cho phép thời hạn kéo dài lên 3 năm; cứ cuối mỗi năm người vay chúng tôi xin trả phần lãi, số vốn sẽ trả cho Ngân hàng Đông Dương vào cuối năm thứ ba. Đây là điều kiện duy nhất có thể làm cho số người vay tiền của ngân hàng tăng lên.

Ký tên: Trần Phong Nhiêu, Lương Đức Trung, Trương Chánh Viên, Hứa Mạnh, Đỗ Khắc Long, Trần Minh Trí, Lâm Thại, Lý Keo”[4].

Như vậy với các tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ mà chúng tôi vừa dẫn chứng ở trên, nó đã đi “ngược lại” với ý kiến của các nhà nghiên cứu, vốn từ lâu cho rằng: Ngân hàng Đông Dương đã bỏ rơi lĩnh vực nông nghiệp khi hạn chế cho nông dân ở nông thôn Nam Kỳ vay tiền để làm mùa vụ. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng không thể thiếu của tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ dùng trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Sử học.

  1. Số liệu của Ngân hàng Đông Dương về hoạt động đầu tư cho nông nghiệp tại nông thôn Nam Kỳ

Thông qua các bản báo cáo trên đã giúp cho Ngân hàng Đông Dương thấy được sự hạn chế của mình trong hoạt động cho vay theo mùa. Từ đó ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh để thích nghi trong tình hình mới. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh nông nghiệp của ngân hàng không ngừng phát triển. Đặc biệt kể từ khi “Hội Nông tín tương tế Nam Kỳ” được thành lập, Ngân hàng Đông Dương đã trở thành cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp các khoản vay tín dụng cho Hội Nông tín tương tế Nam Kỳ làm mùa vụ. Kết quả là số tiền Ngân hàng Đông Dương cho Hội Nông tín tương tế Nam Kỳ vay liên tục tăng, số lãi thu về cũng ngày càng cao. Theo thống kê từ các số liệu của tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ và các số liệu của các Phông Chính phủ Nam Việt, Phông địa phương,… số tiền Ngân hàng Đông Dương cho Hội Nông tín tương tế Nam Kỳ vay trong khoảng thời gian (1886-1934) như sau:

+ Năm 1886 :         99.141,07$;

+ Năm 1887:        113.614,50$;

+ Năm 1888:        217.968,00$[5];

+ Năm 1889:        138.847,50$;

+ Năm 1890:        103.955,12$[6];

+ Năm 1891:          63.129,31$;

+ Năm 1892:          63.680,27$;

+ Năm 1893:          72.727,19$[7];

+ Năm 1894:          90.920,60$;

+ Năm 1896:          36.870,00$[8].

Những năm tiếp theo số tiền Ngân hàng Đông Dương cho Hội Nông tín tương tế Nam Kỳ vay là:

+ Năm 1925:           2.947.000$;

+ Năm 1926:           3.545.000$;

+ Năm 1927:           4.430.000$;

+ Năm 1928:           5.959.000$;

+ Năm 1929:           9.489.000$;

+ Năm 1930:         12.086.000$;

+ Năm 1931:         11.172.000$;

+ Năm 1932:         12.002.000$;

+ Năm 1933:         11.036.000$;

+ Năm 1934:         10.462.000$[9].

Và số tiền lãi Ngân hàng Đông Dương thu được là:

+ Năm 1931:         875.428,28$;

+ Năm 1932:         612.107,94$;

+ Năm 1933:         423.264,11$;

+ Năm 1934:         348.413,72$;

+ Năm 1935:         538.779,38$[10].

Tiền lãi thu được những năm tiếp theo như sau:

+ Năm 1939:         253.684,91$;

+ Năm 1940:         127.373,60$;

+ Năm 1941:           43.490,40$;

+ Năm 1942:           18.098,77$;

+ Năm 1943:                508,21$[11].

Như vậy thông quan tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ và tài liệu của các Phông khác, cho thấy, số tiền Ngân hàng Đông Dương bỏ vào kinh doanh nông nghiệp không ngừng tăng theo các năm. Qua đó chứng tỏ Ngân hàng Đông Dương rất quan tâm tới với việc hỗ trợ tín dụng cho người nông dân vay để họ sản xuất mùa vụ.

*

Tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ là loại tài liệu có tầm quan trọng hết sức to lớn dùng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là phân ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đây là loại tài liệu “chính thống”, khá toàn vẹn, ghi chép lại toàn bộ hoạt động “quản lý nhà nước” của thực dân Pháp tại Nam Kỳ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong khoảng thời gian rất dài (1862-1955). Những tài liệu này được chính quyền thực dân Pháp “phân loại” hết sức kỹ lưỡng để tiện cho việc cho việc lưu trữ và dùng tới mỗi khi cần thiết. Mỗi “số liệu” trong các tài liệu này có độ chính xác rất cao. Thêm vào đó là những “nhận xét”, “đánh giá” của các công sứ, công chức người Pháp về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của từng địa phương tại Nam Kỳ tương đối xác thực tế. Ngoài ra, các loại tài liệu này được viết theo lối văn bản thủ tục “hành chính”. Vì vậy, văn phong khoa học rất gọn gàng, súc tích, lôgic, cú pháp chặt chẽ, không diễn tả dài dòng,… nên khi đọc các loại tài liệu này người nghiên cứu sẽ rất dễ hiểu và sử dụng một cách dễ dàng vào công tác nghiên cứu khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. N0(N6-170): Note surle fonctionnement du Crédit populaire agricole au 31 Décembre 1946.
  2. N0IA4/094(6): Prêts sur récoltes: Demande de remboursement des prêts. Sommes recouvrées par le trésor au profit de la BIC, (1887 – 1888).
  3. N0IA4/096(1): Prêts sur récoltes: Demande de remboursement des prêts de la province de Gia Dinh. Etats de restes à recouvrer sur la BIC. Etat nominative des sommes à recouvrer dans divers arrondissement, (1890).
  4. N0IA4/096(6): Prêts sur récoltes: Prêts consentic par la BIC aux arrondissements de Ben Tre, Go Cong, Bac Lieu, Soc Trang. Des sommes recouvrées pour le compte de la BIC. Demande de renseignements et renouvellements sur les ptês; demande de prêts nouveaux; affaires de Dang Van Lo (Gia Dinh), (1893).
  5. N0IA4/101(1): Prêts sur récoltes: Remboursement par divers arrondissements. Au sujet de lenteur apportées dans la distribution du fonds empruntés par les cultivateurs la BIC; demande de prolongation du delái de remboursement par les cultivateurs de la province de Bac Lieu, (1894-1895).
  6. N0IA4/101(5): Prêts sur récoltes: demandes des prêts formulées par les cultivateurs de Can Tho. Affaires de Ho Bao Toan, (1903). Procès-verbaux du Conseil de province de Soc Trang relatifs aux prêts, (1901-1903).
  7. N0IA4/102(1): Prêts sur récoltes: Renseignements sur le fonctionnement en Cochinchine de l’institution des prêts sur récoltes et les améliorations qui pourraient y être apportées. Réponses des Administrateurs à la circulaire N019 du 15 Juin 1901 concernant les prêts sur récoltes en Cochinchine, (1901-1902).
  8. N0IA4/107(2): Prêts sur récoltes: Statistique des prêts pendant les année 1905-1907. Circulaires, correspondances et rapports relatifs aux prêts, (1904-1910).
  9. N0163: Rapport d’ensemble sur les SICAM et la Caisse centrale (1915-1943).
  10. N0163: Rapport d’ensemble sur les SICAM et la Caisse centrale (1915-1943).
  11. Dương Tô Quốc Thái (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử – 2012), Sự hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng tại Nam Kỳ (1875 – 1945), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Phạm Quang Trung, (1997), Lịch sử Tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 – 1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

* ThS, giáo viên trường THPT Bàn Tân Định huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

[1]. Phạm Quang Trung, (1997), Lịch sử Tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; trang 158.

[2]. GouCoch. N0IA4/107(2): Prêts sur récoltes: Statistique des prêts pendant les année 1905-1907. Circulaires, correspondances et rapports relatifs aux prêts, (1904-1910).

[3]. GouCoch. N0IA4/102(1): Prêts sur récoltes: Renseignements sur le fonctionnement en Cochinchine de l’institution des prêts sur récoltes et les améliorations qui pourraient y être apportées. Réponses des Administrateurs à la circulaire N019 du 15 Juin 1901 concernant les prêts sur récoltes en Cochinchine, (1901-1902).

[4] . GouCoch. N0IA4/101(5): Prêts sur récoltes: demandes des prêts formulées par les cultivateurs de Can Tho. Affaires de Ho Bao Toan, (1903). Procès-verbaux du Conseil de province de Soc Trang relatifs aux prêts, (1901-1903).

[5]. GouCoch. N0IA4/094(6): Prêts sur récoltes: Demande de remboursement des prêts. Sommes recouvrées par le trésor au profit de la BIC, (1887 – 1888).

[6]. GouCoch. N0IA4/096(1): Prêts sur récoltes: Demande de remboursement des prêts de la province de Gia Dinh. Etats de restes à recouvrer sur la BIC. Etat nominative des sommes à recouvrer dans divers arrondissement, (1890).

[7]. GouCoch. N0IA4/096(6): Prêts sur récoltes: Prêts consentic par la BIC aux arrondissements de Ben Tre, Go Cong, Bac Lieu, Soc Trang. Des sommes recouvrées pour le compte de la BIC. Demande de renseignements et renouvellements sur les ptês; demande de prêts nouveaux; affaires de Dang Van Lo (Gia Dinh), (1893).

[8]. GouCoch. N0IA4/101(1): Prêts sur récoltes: Remboursement par divers arrondissements. Au sujet de lenteur apportées dans la distribution du fonds empruntés par les cultivateurs la BIC; demande de prolongation du delái de remboursement par les cultivateurs de la province de Bac Lieu, (1894-1895).

[9] . SL.N0163: Rapport d’ensemble sur les SICAM et la Caisse centrale (1915-1943).

[10]. CPNV. N0(N6-170): Note surle fonctionnement du Crédit populaire agricole au 31 Décembre 1946.

[11]. SL.N0163: Rapport d’ensemble sur les SICAM et la Caisse centrale (1915-1943).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *