Hoạt động nghiên cứu – Bảo tồn Tháp Chàm và những giá trị kiến trúc này cần phải lưu giữ.

NGUYỄN THƯỢNG HỶ

Phòng Nghiệp Vụ

TT Quản Lý Di Tích – Danh Thắng Quảng Nam

 

MỞ ĐỀ

TỈnh Quảng Nam là vùng tiếp biển, giao thoa nhiều nền văn hóa: Chăm – Việt – Hoa – Nhật, một số nước ở Âu châu. Dấu ấn đậm nét nhất là khu đô thị cổ Hội An và các tháp chăm cổ. Tại vùng đất này qua những cuộc khai quật khảo cổ học cũng là vùng đất của văn hóa cổ gặp nhau: Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Đông Sơn. Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nơi đây còn lưu giữ nhiêu di tích là căn cứ cách mạng, khu trú quân của lực lượng dân quân và chủ lực. Nhiều di vật, những trận đánh làm chứng cứ cho vùng đất anh hùng và cũng là nơi có nhiêu chứng tích thảm sát, những tội ác của đế quốc và tay sai. Quá phong phú và đa dạng các loại hình di tích – di sản, xứ Quảng hiện diện từ di tích lịch sử – văn hóa; di sản kiến trúc nghệ thuật (đền, chùa, nhà cổ, đình, miếu); các di tích cách mạng; các nhà lưu niệm của danh nhân, chí sĩ yêu nước, nhà hoạt động cách mạng… cả những danh thắng thiên nhiên đẹp từ biển đến núi.

Đến hôm nay, chúng tôi đã có 256 di tích cấp tỉnh, 48 di tích cấp quốc gia và 2 di tích quốc gia đặc biệt, cũng là di sản văn hóa thế giới: Đô thị cổ Hội An và khu tháp Chăm cổ Mỹ Sơn.

Trong khuôn khổ nội dung của hội thảo tôi xin giới thiệu khái quát những công việc về bảo tồn, tu bổ các kiến trúc Chăm cổ chủ yếu ở khu đền tháp Mỹ Sơn, mà các chuyên gia nước ngoài và trong nước đã thực hiện. Cùng nhấn mạnh những yếu tố thiên nhiên, môi trường, con người và các thành phần kiến trúc gạch – đá cần phải nghiên cứu và lưu giữ.

  1. NHỮNG CÔNG VIỆC TU BỔ CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC CHĂM Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

* Ở Di TÍCH MỸ Sơn:

Sau khi một người Pháp làm ở Sở Dây thép (Bưu điện) có đồn điền ở vùng Phong Lệ (thuộc huyện Hòa Vang TP Đà Nẵng), nơi được phát hiện nhiêu tác phẩm điêu khắc Chăm, tên là Camille Paris (1856 — 1908), theo những người địa phương tìm đến khu đền tháp Chăm cổ Mỹ Sơn vào năm 1895, lập tức đầu thế kỷ XX nhiêu học giả, nhà chuyên môn Pháp, thuộc Viện Viên Đông Bác Cổ (Ecole Française d’Extrême-Orient, viết tát EFEO) đến nghiên cứu. Trong những năm từ 1902-1904 đã có những hình ảnh đen tráng do Charles Capeaux (1870- 1904) ghi lại (*) quá trình phát lộ, nghiên cứu những kiến trúc bằng gạch ẩn dấu trong rừng cây của thung lũng nằm dưới chân Núi Chúa / Hòn Đền thuộc làng Mỹ Sơn nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này Louis Finot (1864-1935), Giám đốc viện EFEO và Lunet de Lajonquière đã nghiên cứu các bia kí, các minh văn tại khu đền tháp này. Song song với công việc kể trên, nhà khảo cổ học, kiến trúc sư Henri Par- mentier (1871-1949) đã nghiên cứu tìm hiểu nhiều lần các kiến trúc cổ bằng gạch qua những công cuộc khai quật và đo vẽ lại tổng thể cũng như chi tiết các khu đền tháp, sắp xếp và đánh số các nhóm tháp theo mẫu tự La tinh cho dễ hiểu. (Trước đó người địa phương gọi tháp chợ gồm B,C,D; tháp Chùa: nhóm A và tháp Hố Khế: E, F. Nhà nghệ thuật học Ph.Stern cũng đã nghiên cứu các kiểu dáng hoa văn chạm khắc trên gạch, các trụ áp tường vòm cửa.. .Sắp xếp loại hình theo phong cách và niên đại.(#)

Trong năm 1937 đến năm 1944 người Pháp đã huy động nhiêu công nhân người địa phương tu bổ tháp AI với sự chủ trì của nhà bảo tôn Jean Yies Claeys (1896-1979, cũng là người tham gia cuộc khai quật thành cổ Trà Kiệu năm 1927) có sự trực tiếp trông coi tại công trường của ông Nguyên Xuân Đông sau này làm quản thủ Cổ Viện Chàm/ Bảo tàng Điêu khắc Chàm Đà Nẵng hôm nay. Thời gian này để ngăn chặn sự phá hủy của nước lũ từ dòng Khe Thẻ từ đầu nguồn của ngọn Núi Chúa /Hòn Đên có nguy cơ làm sụp đổ nhóm tháp A nên đã cho xây dựng một con đập (đã bị lũ phá hủy ,năm 1946). Trong thời gian chiến tranh đến năm 1980 các di tích Mỹ Sơn nằm trong vùng bị hủy hoại của bom đạn, thời tiết và cây cỏ.

Trong những năm mới đầu thế ký XX, người Pháp đã cho xây dựng một bảo tàng trưng bày chuyên về các tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch và đất nung có nguồn gốc từ những di tích ở phía bắc miền Trung, nam miền Trung và Tây Nguyên tại Bảo tàng H. Parmentier nay là Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm TP Đà Nẵng; một số tác phẩm trưng bày tại bảo tàng Musée Blanchard de la Brosse ở Sài Gòn nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh; tại bảo tàng L. Finot Hà Nội nay là bảo tàng Lịch sử Quốc gia, và gần 100 tác phẩm điêu khắc mà một số ở di tích thành cổ Trà Kiệu, Quảng Nam lưu giữ tại bảo tàng Khải Định nay là bảo tàng Cung đình Huế; một số tại bảo tàng nước ngoài trong đó đa số các tác phẩm điêu khắc được trưng bày và bảo quản tại bảo tàng Guimet nước Cộng Hòa Pháp. Ngoài ra một số lượng không nhỏ cổ vật nằm rải rác trong các bộ sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.

Từ sau năm 1980 thực hiện hiệp định hợp tác giữa Bộ Văn hóa Việt Nam và Bộ Văn hóa Nghệ thuật Ba Lan, một tiểu ban phục hồi các di tích Chăm ở miền Trung được thành lập, lúc đó khu đền tháp Mỹ Sơn được tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn. Tiến si kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính (Giám đốc Xưởng Bảo quản và Trùng tu T.Ư) cùng kiến trúc su Ba Lan Kazimier Kiwatskowski, thường có tên thân mật là Kazit (#) đã đến Mỹ Sơn. Những năm sau đó theo mô tả của Tiến sĩ Hoàng Đạo Kính là để cứu vãn những kiến trúc gạch đá đã bị bom đạn chiến tranh chôn vùi trong đống đất đô sộ, vì vậy một công việc khổng lô phải làm gấp đó là:

  • Dọn dẹp khu đất và giải tỏa các phế tích khỏi những đống đổ nát
  • Nhặt nhạnh, sắp xếp, đánh số, xác định các vị trị cũ
  • Ghi chép, kiểm kê
  • Vẽ ghi bằng tay,bằng máy (fotogrammetry)
  • Gia cố khấn cấp và gia cố lâu dài chống sự sụp đồ và biến dạng
  • Tái định vị (Anastilose) các viên gạch, viên đá, các thành phần trang trí…
  • Khôi phục từng phần (Fragmentry Restoration) chí thực hiện rất hạn chế như đối xử với các di tích kiến trúc – khảo cổ học, với điều kiện các thành phần mới phải dễ phân biệt.

Các nhóm tháp ở Mỹ Sơn phải được chuyên gia Ba Lan – Việt Nam tu bổ như sau: 1981 đo vẽ, đạc họa; 1982-1986 gia cố gồm C3 ,C4, C6, C7, B3, B4, B5, B6, B9, Dl, D3, D4.

  • Năm 1987 đào thám sát và khai quật Dl, tôn tạo khu B,C,D, gia cố nhóm Al, A10
  • Được quỹ tài trợ của hội Những người yêu tháp Chàm CHLB Đức vào năm 1990-1993 gia cố lại các tường, làm mái che tháp Dl, D2 cùng trưng bày các hiện vật thu nhặt được trong di tích vào trong lòng hai tháp này. Công việc cuối cùng của chuyên gia Ba Lan tại Mỹ Sơn là gia cố phần chân đế tháp E7, dọn dẹp sắp xếp thành bao cạnh phía tây của nhóm B.

Trong thời gian hợp tác bảo tồn nhóm tháp Mỹ Sơn các chuyên gia Ba Lan có thí nghiệm vê cơ lí hóa của gạch Chăm cổ và chất kết dính giữa hai viên gạch.

Các chất kết dính trong phần gia cố những năm này chủ yếu là xi măng, riêng phần chân tháp E7 liên kết bằng vữa tam hợp: vôi, xi măng, cát.

  • Năm 1996 Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã thực hiện nghiên cứu đề tài diệt cây cỏ mọc trên tháp và đã thí điểm dùng hóa chất diệt cỏ mọc trên tháp Mỹ Sơn.
  • Từ năm 1993-1994 quỹ Toyota Foundation Nhật đã tài trợ kinh phí dọn dẹp phát quang cây có mọc trên tháp bằng thủ công và đo vẽ trong lòng tháp ớ Mỹ

Sơn và các di tích Chàm ở nam miền Trung. Những năm sau đó triển lãm và ấn phầm đã được xuất bản vê các di tích Chăm ở miên Trung (Triển lãm ở Nhật, Đà Nản g và Hà Nội).

  • Từ năm 1999-2000, tổ chức Lerici Foundation của chính phủ Italia đã hợp tác với Bộ VHTT Việt Nam tiến hành các chương trình nghiên cứu Mỹ Sơn: Thiết lập Hệ thống Thông tin Địa lý Bước đầu sử dụng thiết bị hiện đại trong khảo cổ học để tìm nền móng các phế tích. Kết quả ban đầu trong đào thám sát ở suối Khe Thẻ trong khu di tích này cho thấy: có những nền móng ở bên dưới đất đồi, có thế là những kiến trúc chính (đền thờ); dấu vết chứng tỏ người Champa cổ phục vụ đền tháp đã sống ở đây. Lập bản đô vị trí di tích và vị trí các kiến trúc, các đền tháp chính xác hơn. Chú trọng công tác khảo cổ, nghiên cứu dòng chảy của suối, chất liệu kết dính của gạch, kỹ thuật xây tháp để có giải pháp tốt trong trùng tu gia cố. Tiếp tục tiến hành công tác rà phá bom mìn xung quanh thung lũng Mỹ Sơn.

+ Thực hiện dự án hợp tác bảo tỏn nhóm tháp G và tháp E7 (thuộc nhóm E) giữa Việt Nam- Italia-UNESCO (2004-2006) giai đoạn 1 và (20007 – 2010) giai đoạn 2 (*). Đầu tháng 2-2004 các chuyên gia của dự án trên với đủ thành phân chuyên ngành: khảo cổ, kiến trúc, địa chất, vật lý, hóa học… đâ tiến hành những công việc cụ thể như: đo đạc, thăm dò địa tầng nền đất, khảo cổ, phân loại gạch, nghiên cứu cấu tạo gạch và chất kết dính, (phân tích thành phần lý hoá tại phòng thí nghiệm và tại công trường), nghiên cứu các tác động cúa thiên nhiên, môi trường, và con người tác động đến kiến trúc tháp. Đến nay giai đoạn 1 đã kết thúc chủ yếu là phần khảo cổ học trong năm 2008 đã có ấn phẩm, và triển lãm hình ảnh và tư liệu vẻ khảo cổ học Mỹ Sơn(*). Hôm nay giai đoạn 2 đang tiếp tục chủ yếu là nghiên cứu để sản xuất gạch phù hợp với tính chất cơ-lý gạch Chăm cổ. Công việc tu bố chủ yếu là gia cố, tái định vị, phục hôi từng phần (rãt ít). Dự định trong năm này xuất bản ấn phẩm sổ tay bảo tôn các kiến trúc Chăm và trong tháng 8 tới sẽ có trưng bày về kết quả hợp tác bảo tôn nhóm tháp G (hy vọng chúng ta sẽ có những thông tin và giải pháp về công nghệ chế tác gạch và chất kết dính gạch làm cơ sở như tiêu chuần hóa công việc bảo tôn kiến trúc Chăm mà chương trình do UNESCO đã đề ra).

+ Thực hiện dự án cải tạo chung quanh vùng di tích Mỹ Sơn của chính phủ Nhật giúp đỡ, từ năm 2005-2007 một công trình kiến trúc có mục đích trưng bày và giới thiệu khu đền tháp Mỹ Sơn cho khách tham quan trước khi đến di tích (nằm ớ vị trí đầu câu Khe Thẻ cách di tích 3,5km) (*). Trong thời gian này một thiết bị dùng để đo khí tượng thủy văn, môi trường cũng đã được phía bạn Nhật láp đặt tại di tích. Trước đó tháng 3-2004 các chuyên gia Nhật tiến hành khoan thăm dò địa chất chung quanh nhóm tháp B, c để nghiên cứu và có giải pháp cứu nguy cho tháp B3 đang nghiêng dần.

+ Từ năm 2004-2006, qui American Express đã tài trợ để các nhà khảo cổ học Việt Nam khai quật lòng suối Khe Thẻ và một phân bờ phía tây, đoạn dòng chảy qua giữa nhóm tháp A và nhóm D. Đồng thời khai thông lòng suối đang bị hẹp dân do đất đá gạch lấp nghẽn dòng chảy. Trong năm 2004 các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng làm phát lộ lại nhóm tháp F bị bom đạn vùi lấp, một mái che bằng tôn cũng tạm thời bao che tháp Fl.

* Các di Tích Chảm khác :

Trước đây những nhà bảo tôn người Pháp cũng đã tu bổ, thực hiện các giải pháp gia cường, gia cố tháp Bàng An (Quảng Nam), Bánh ít, Tháp Đôi (Bình Định), Pônagar (Khánh Hòa)…Những năm sau chiến tranh cùng với Mỹ Sơn các chuyên gia Ba Lan cùng với Việt Nam (Xưỏng Bảo quản và Tu bổ Di tích TW nay là Viện Bảo tôn Di tích) cũng đã nghiên cứu khảo sát và thực hiện việc cứu vãn các di tích Chăm ở miền Trung. Tháp Chiên Đàn (Quảng Nam) tháp Dương Long, tháp Đôi và Bánh ít (Bình Định) tháp Nhạn (Phú Yên) tháp Hoà Lai, Po Klaung Garai (Ninh Thuận), Po Sanư và Po Dam (Bình Thuận) chủ yếu là công việc gia cường gia cố. Những năm gần đây một số tháp trên như Hoà Lai, Dương Long đang thực hiện việc tu bổ bằng giải pháp khôi phục toàn phần (complete restoration) (#). (Trong khuôn khổ hội thảo này xin không bàn luận vê quan điểm và giải pháp trùng tu). Một nhà trưng bày do kiến trúc sư Ba Lan và KTS Việt Nam đã được xây dựng tại khu tháp Chiên Đàng(1993-1997). Thời gian đâu những năm đầu thế kỷ 21 một số nhà trưng bày xem như bảo tàng mini được tiếp tục xây dựng để bảo tồn các hiện vật khai quật ngay tại di tích như ở nhóm tháp Dương Long, nhóm tháp Bánh It (Bình Định); trong tương lai cũng xây dựng tại nhóm tháp Khương Mỹ (Quảng Nam). Các nhà Bảo tàng mini này chắc chắn sẽ tiếp tục được xây dựng do nhiêu khu tháp, phần chân đế chung quanh bị vùi lấp đang được các nhà khảo cố khai quật. Việc phát hiện phế tích ở Phú Diên, Hòa Vang (Thừa Thiên Huế) bên cạnh bờ biến gọi là tháp Mỹ Khánh (2001) hay tháp An Phú (Tam Đàn- Phú Ninh năm 2004) cũng đã cung cấp nhiêu thông tin mới về kiên trúc tháp Chăm cổ.

Để bảo tôn các di tích Chăm nói trên, các nhà bảo tôn, chuyên gia về khảo cổ… trong và ngoài

nước đêu dựa vào nguỏn tư liệu, bản vẽ, ảnh chụp đã xuất bản trong nửa đầu thế ký thứ XX mà hầu như là của các nhà chuyên môn Pháp đã đến các di tích Chăm nghiên cứu nói riêng và các di tích kiến trúc tương đông của khu vực Đông Dương nói chung. Ta có thể kể một sổ ấn phẩm tiêu biểu mà các nhà nghiên cứu Pháp đã xuất bản vê văn hóa champa như sau:

R.c Majumdar: The Inscription of Cham. Dechi 1985; G. Maxpero: Le Royaume de Cham. Nxb. Van Ouest. Paris 1928; H. Parmentier: Le Cirque de Mỹ Sơn. Hà Nội 1904; H. Parmentier: In­ventaire descriptif Monuments Chams de L’An Nam., EFEO, Paris 1909 — 1918; H. Parmentier: Catalogue du musée Cam de Tourane. Hà Nôi 1919; L.Finot: Les Insciptions du Cirque de Mỹ Sơn. Hà Nội 1904; L.Finot: Etudes Epigraphiques sur le pays Cham. Paris 1995; Ph. Stern: L’art du Champa et son Evolution. Toulouse 1942; Lafon et Po Dharma: Bibliographie Campa ét Cam. Paris 1988; J. Boisselier: La Statuaire du Champa. Paris 1963; L’ Inde et Extrême-Orient, Van Ouest,Paris,1948.

Kết thúc việc cứu vãn cấp thiết các di tích kiến trúc ở Mỹ Sơn và các di tích ở miền Trung, KTS người Ba Lan, ông Kazit đã có 2 bản báo cáo về giai đoạn từ năm 1981-1986 và từ 1987-1993 trong công việc trùng tu. Trong 15 năm trở lại đây một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã xuất bản một số ấn phẩm chuyên đê thông qua các hội thảo chuyên đê về bảo tôn, tu bổ di tích Chăm hoặc công trình nghiên cứu cấp bộ về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm như: Kỷ yếu hội thảo lần thứ nhất “Kỹ thuật trùng tu các đên tháp Chăm”, Nha Trang, 2000, do Viện Bảo tôn Di tích tổ chức; kỷ yéu hội thảo “Bảo tồn khu di tích Mỹ Sơn”- di sản văn hóa thế giới, 2003; đề tài “Nghiên cứu sản xuất gạch Chăm và chất liên kết trong mài chập xây dựng tháp Chăm” tiến sĩ Trần Bá Việt, viện khoa học công nghệ. Rất nhiêu đê tài vẻ nghiên cứu cấp đại học và sau đại học vê lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của người Chăm cổ, nhưng ít đê tài nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng tháp. Hôm nay chúng ta cũng đã được các chuyên gia ớ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại Huế sưu tầm, thống kê những bài viết từ một vài trang đến các công trình hàng trăm trang của các nhà chuyên môn trong nước và nước ngoài trong một cuốn sách Tổng Mục Lục các nghiên cứu các giá trị VAN HOA của người CHĂM xưa và nay. Dĩ nhiên công trình này phải được tiếp tục cập nhật các thông tin nghiên cứu trong những năm tới.

  1. NHŨNG GIÁ TRỊ Ở CÁC KHU THÁP CHĂM CẦN NGHIÊN CỨU VÀ LƯU GIỮ:

(phần chính của hội thảo cần những giải thích tại hội thảo)

+ Cảnh quan và môi trường chung quanh:

Tìm hiểu địa hình, địa mạo, các động vật, thảm thực vật tại di tích. Y nghĩa vùng, điều kiện tự nhiên của khu Tháp. Tìm hiểu các tín ngưỡng, lẻ hội có liên quan đến việc xây dựng Tháp của người xưa. Tìm hiếu các tộc họ, những sinh hoạt tại vùng di tích.

+ Đo vẽ:

  • Mặt bằng tổng thể và chi tiết (chân đế kiến trúc tháp) các khu tháp hiện tôn.
  • Mặt cát trong lòng các kiến trúc tháp
  • Đo chiêu cao của tháp (hàng năm)
  • Lấy kích thước chính xác các viên gạch cúa đế và tường tháp (lớn nhất, trung bình và nhỏ nhất)
  • Vẽ chi tiết các hoa văn (gạch và đá) các thành phần trang trí ở tháp và chung quanh.
  • Trong điêu kiện cho phép (kinh phí) hoàn thành các bản vẽ chi tiết các mặt tường thấp (chú ý các dấu vết bị nứt, lún…)

+ Chụp ảnh:

  • Cảnh quan chung quanh, loại thực vật động vật và các thân tường tháp (tổng thể và chi tiết)
  • Chụp ảnh và ghi chú vẻ các hiện vật đã từng gắn kết với di tích này (tại các sưu tập bảo tàng trong và ngoài nước).
  • Đào thám sát, khảo sát các chân đế, nẻn móng kiến trúc tháp đến qui mô hơn (cho phép) là khai quật khảo cổ học tìm hiểu tổng thể các kiến trúc này.
  • Tìm hiểu kỷ các nguyên nhân, hiện tượng làm hủy hoại gạch, đá và làm nứt, lún các thành phần kiến trúc.
  • Cuối cùng là khảo tả chi tiết hiện trạng các di tích này, cả những lần tiếu tu và đại tu (phải có báo cáo hàng năm)

Với các di tích có bán vé tham quan cũng phải có số liệu khách tham quan trong và ngoài nước đã đến di tích hàng năm.

  1. KIẾN NGHỊ :

Các yêu cầu về các thành phần kiến trúc kế trên cần phải lưu giữ bằng giải pháp số hóa, với kỹ thuật mà người sử dụng dê dàng tiếp thu. Cần cụ thể cơ quan nào trực tiếp lưu giữ, lưu trữ ? Và công khai các thông tin dữ liệu, phương án tu bổ. Thời gian gần đây có nhiêu di tích kiến trúc bằng gỗ, gạch đang bị công luận lên án về việc trùng tu theo cách làm giả, làm mới, đến tân tạo… làm mất dần yếu tố gốc ban đầu, tính chân xác không được tôn trọng và cũng tránh tình trạng thông tin nhiễu, hiéu nhâm, suy diễn, làm ảnh hưởng các công việc mà các nhà bảo tồn đang tiến hành.

CHÚ THÍCH:

(*) Chiếu hình ảnh để minh họa TÀI LIỆU THAM KHÁO:

  • “Duy trì và trùng tu di tích văn hóa ở Việt Nam và sự lựa chọn một chiến lược” PGS. TS Hoàng Đạo Kính (trang 20-23) Kỷ yếu hội thảo quốc rế “Bảo tôn quá khứ – một trién vọng về tính xác thực trong trùng tu, gia cố các công trình kiến trúc lịch sử khu vực châu Á”. Trung tâm Bảo tồn Di sản —Di tích Quảng Nam, 2001
  • “Những kết quả đầu tiên từ việc phân tích các đặc tính của gạch và chất kết gính từ các công trình kiến trúc Mỹ Sơn” Ballio.G; Baronio.G ; Binda.L. Khoa Kiến trúc Công trình Đại học Tổng hợp Milan, Italy trang 37-45, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Bảo tôn quá khứ – một triền vọng vê tính xác thực trong trùng tu, gia cố các công trình kiến trúc lịch sử khu vực châu A”. Trung tâm Bảo tôn Di sản — Di tích Quảng Nam, 2001.

“Tăng cường việc hợp tác nghiên cứu và bảo tôn khu di tích Mỹ Sơn” TS. Trương Quốc Bình, ký yếu hội thảo khoa học Di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam tháng 9/1998.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *