Hơn 20 năm triển khai công tác nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

Tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài liệu lưu trữ quốc gia, là di sản văn hóa vô cùng quí báu của Đảng và của dân tộc ta. Do chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng có những điểm khác biệt với các cơ quan Nhà nước nên tài liệu lưu trữ của Đảng cũng chứa đựng những đặc thù riêng. Điều đó đòi hỏi phương thức quản lý và xử lý các khâu nghiệp vụ trong công tác văn thư, lưu trữ Đảng phải được nghiên cứu kỹ và luận giải một cách khoa học cho phù hợp với thực tiễn công tác. 

Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (trước đây là Cục lưu trữ Trung ương Đảng, thành lập ngày 23-9-1987) đã xác định phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác văn thư, lưu trữ. Nhìn lại chặng đường hơn hai mươi năm triển khai công tác nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, có thể thấy rằng công tác này đã đạt được những thành tựu quan trọng giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ Đảng và góp phần từng bước vào việc hoàn chỉnh hệ thống lý luận về công tác văn thư, lưu trữ ở Việt Nam. Qua bài viết này, chúng tôi muốn phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và nêu ra một số điểm còn tồn tại cần khắc phục; trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của Cục trong thời gian tới.

1.     Một số kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng

1.1.    Công tảc nghiên cứu khoa học được triển khai có kế hoạch cụ thể, có bước đi thích hợp với khả nhiều đề tài, đề án nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực văn thư, lưu trữ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ

Do đã xác định nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là một vấn đề khó, để thực hiện tốt điều này, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã thành lập Phòng Khoa học – Nghiệp vụ với nhiệm vụ giúp Cục nghiên cứu các văn bản của Đảng, của Nhà nước quy định về công tác văn thư, lưu trữ, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện các quy định đã được ban hành; tổ chức nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác văn thư, lưu trữ Đảng; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu lý luận khoa học lưu trữ trong nước và trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dựng các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ văn thư, lưu trữ trong toàn hệ thống tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, lãnh đạo Cục đã đầu tư cho Phòng các cán bộ có trình độ, năng lực nghiên cứu và có kinh nghiệm trong thực tiễn công tác. Cùng với việc lập Phòng Khoa học Nghiệp vụ, Cục đã thành lập Hội đồng tư vấn khoa học để làm tư vấn cho Cục trưởng những vấn đề cần nghiên cứu; thẩm định chất lượng sản phẩm các đề tài nghiên cứu…

Để công tác nghiên cứu khoa học phát triển đúng định hướng, phù hợp với thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ Đảng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, Cục lưu trữ đã xây dựng và ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn 5 năm, 10 năm và tổ chức nghiên cứu theo kế hoạch. Trong thời gian qua, được Hội đồng khoa học Văn phòng Trung ương Đảng và Hội đồng khoa học các Ban Đảng phê duyệt, Cục đã chủ trì nghiên cứu 31 đề tài, đề án trong đó có 12 đề tài, đề án cấp Ban Đảng, 19 đề tài, đề án cấp Văn phòng Trung ương; đã nghiệm thu và đưa vào triển khai ứng dụng 24 đề tài, đề án trong đó có một số đề tài đạt kết quả xuất sắc; hiện đang tiếp tục nghiên cứu 07 đề tài, đề án. Ngoài ra, nhiều cán bộ trong Cục còn tham gia với các đơn vị trong và ngoài cơ quan nghiên cứu nhiều đề tài, đề án khác. Có thể nói, các đề tài được tập trung nghiên cứu trên đây đã giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đòi hỏi.

Cùng với việc lựa chọn và triển khai các đề tài nghiên cứu, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cũng chú trọng đến tính đồng bộ của các vấn đề cần nghiên cứu. Điểm lại các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng: các đề tài nghiên cứu được triển khai trên cả ba lĩnh vực văn thư, lưu trữ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ của Đảng và các đoàn thể chính trị – xã hội, trong đó có: 8/31 đề tài, đề án nghiên cứu về công tác văn thư, 18/31 đề tài, đề án nghiên cứu về công tác lưu trữ, 5/31 đề tài, đề án nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ. Có một số đề tài mang tính tiên phong, mở đường cho công tác nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ nói riêng và ở Văn phòng Trung ương Đảng nói chung, như Đe tài KX-02 về “ Chuẩn hóa văn bản của Đảng”; Đe tài KC-04 về “Nghiên cứu thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu và xây dựng các chương trình máy tính phục vụ cho việc quản lý và khai thác các tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam”.

1.2.     Kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề án đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn công tác

Đặc điểm chung nhất trong công tác nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương là nghiên cứu ứng dụng có nghĩa là vận dụng phương pháp luận lý luận chung của khoa học lưu trữ để giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính đặc thù trong công tác văn thư, lưu trữ của Đảng và các đoàn thể chính trị – xã hội. Với ý nghĩa đó, hầu hết các đề tài, đề án sau khi đã bảo vệ thành công, kết quả nghiên cứu đều được đưa vào triển khai ứng dụng trong thực tiễn công tác. Trước hết, sản phẩm của các đề tài, đề án là cơ sở khoa học để Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng và Cục Lưu trữ xây dựng và ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ trong toàn hệ thống tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội. Có thể kể đến một số đề tài như: Đề tài KX-02 về “Chuẩn hoá văn bản văn bản của Đảng” là cơ sở để Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 31- QĐ/TW về “ Thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”; Đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống tổ chức lưu trữ Đảng – thực hiện Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia” là cơ sở để Ban Bí thư Trung ương ban hành Quy định số 210-QĐ/TW về “Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam”; Đề tài “Xác định nguyên tắc, phương pháp giải mật tài liệu trong kho Lưu trữ Trung ương Đảng” là cơ sở để Ban Bí thư Trung ương ban hành Quy định số 212-QĐ/TW về “Giải mật tài liệu của các cơ quan, tổ chức trước khi nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng và tài liệu Kho Lưu trữ Trung ương Đảng”; Đề tài KC-04 về “ Nghiên cứu thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu và xây dựng các chương trình máy tính phục vụ cho việc quản lý và khai thác các tài liệu thuộc phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam” là cơ sở để Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng các phần mềm quản lý công văn đi, công văn đến trong hệ thống các cơ quan Đảng; Đề tài KXBĐ-04 về “Phân loại tài liệu các cơ quan lãnh đạo Đảng từ Trung ương đến cơ sở” là cơ sở để Cục Lưu trữ Vãn phòng Trung ương Đảng ban hành các mẫu khung phân loại tài liệu các phông lưu trữ Đại hội Đảng toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện, cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.

Có thể nói rằng, kết quả của công tác nghiên cứu khoa học trong hơn hai mươi năm qua ở Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã góp phần thúc đẩy công tác văn thư, lưu trữ Đảng ngày càng phát triển theo hướng khoa học, hiện đại.

1.3.      Sản phẩm của các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học đã góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác văn thư, lưu trữ ở Việt Nam nói chung và công tác văn thư, lưu trữ Đảng và các đoàn thể chỉnh trị – xã hội nói riêng

Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001 và Luật Lựu trữ năm 2011 đều khẳng định: tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận quan trọng, hợp thành Phông lưu trữ Quốc gia. Tài liệu lưu trữ của các cơ quan Đảng, các đoàn thể chính trị – xã hội có những nét khác biệt so với tài liệu lưu trữ của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các nhà lưu trữ học nước ta vì những lý do nào đó, khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và xây dựng lý luận về công tác lưu trữ nói chung đã không xem tài liệu của Đảng, của các đoàn thể chính trị – xã hội là đối tượng cần nghiên cứu nên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này. Để khắc phục tình trạng trên, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng trong nhiều năm qua đã chủ động phối hợp với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Với 24 đề tài, đề án về các lĩnh vực văn bản, văn thư, lưu trữ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ Đảng được bảo vệ thành công đã đề xuất nhiều vấn đề mới vào công tác văn thư, lưu trữ Đảng nói riêng và công tác văn thư, lưu trữ ở Việt Nam nói chung (vấn đề phân phông, xác định giá trị tài liệu, nguyên tắc và phương pháp giải mật tài liệu, các phần mềm về quản lý văn bản đi, đến, các nguyên tắc, phương pháp định từ khoá và xây dựng thông tin chuyên đề …) Qua đó, đã có những đóng góp nhất định làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác văn thư, lưu trữ ở Việt Nam.

Hơn hai mươi năm qua, công tác nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ Văn phống Trung ương Đảng đã đạt được những kết quả nhất định như đã nêu trên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định: việc xác định thứ tự một số đề tài, đề án cần ưu tiên nghiên cứu có lúc chưa thật chính xác; tiến độ nghiên cứu một số đề tài, đề án còn chậm so với yêu cầu, mục tiêu đề ra; chất lượng nghiên cứu ở một số đề tài, đề án thấp, sản phẩm nghiên cứu chưa thể áp dụng vào thực tiễn; công tác quản lý, phân chia đề tài vẫn còn nhiều bất cập; năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ Cục chưa cao…

2.      Một số biện pháp chủ yểu cần thực hiện trong thời gian tới

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian tới, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, với ý nghĩa, lý luận phải đi trước thực tiễn một bước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương cần xác định công tác nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm của Cục để có kế hoạch đầu tư đúng mức cả về nhân lực và nguồn lực cho công tác nghiên cứu. Trước hết, cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về từng lĩnh vực công tác thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước. Tổ chức các đoàn thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các nước có trình độ tiên tiến trong lĩnh vực công tác văn thư, lưu trữ. Có cơ ché để khuyến khích cán bộ trong Cục, nhất là cán bộ trẻ có trình độ từ Thạc sỹ trở lên tham gia nghiên cứu khoa học…

Thứ hai, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển Cục Lưu trữ đến năm 2020. Trên cơ sở đó, xác định rõ những vấn đề cần nghiên cứu để đưa vào kế hoạch nghiên cứu khoa học cụ thể của Cục trong từng giai đoạn.

Thứ ba, đổi mới các hoạt động quản lý trong công tác nghiên cứu khoa học. Để làm được điều này, lãnh đạo Cục Lưu trữ một mặt cần có cơ chế phối hợp với Hội đồng khoa học cơ quan trong việc xét duyệt, phân chia kinh phí và quản lý các đề tài, đề án thuộc cấp Ban Đảng và cấp Văn phòng Trung ương do cán bộ của Cục làm chủ nhiệm. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện và chất lượng sản phẩm của các đề tài, đề án. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khoa học của Cục với chức năng, nhiệm vụ của Phòng Khoa học – Nghiệp vụ trong việc giúp lãnh đạo Cục quản lý, định hướng và lựa chọn những vấn đề về nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, thường xuyên duy trì các hoạt động sinh hoạt khoa học trong Cục, tăng cường hơn nữa các cuộc hội thảo khoa học đặc biệt là việc tổ chức các hội nghị chuyên đề. Tổ chức các lóp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu khoa học và kỹ năng biên tập văn bản cho đội ngũ cán bộ trong Cục. Khuyến khích cán bộ tham gia viết bài gửi đăng trên tạp chí chuyên ngành và các tạp chí khoa học liên quan khác.

Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong công tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan hữu quan như Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Nội vụ, các cơ quan lưu trữ Đảng từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương…

Trên đây là một số định hướng cơ bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, chúng tôi hy vọng, với đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động, được đào tạo cơ bản (trên 90% có trình độ đại học, trên đại học) công tác nghiên cứu khoa học của Cục sẽ thu được nhiều kết quả. Đó chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp lưu trữ Đảng nói riêng và nền Lưu trữ Việt Nam nói chung./.

ThS. Trần Minh Hoàng – Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng

Nguồn: kỷ yếu hội thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *