THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 300 năm tuổi, về hành chính, kiến trúc xây là thành phố trẻ so với nhiều thành phố khác của cả nước. Song với ưu thế là “cầu nối’ giữa các vùng đất ven biển với nhau, liên kết giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa, giữa Đông Nam Á với những vùng đất xa xôi trong Thái Bình Dương, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh sớm trở thành nơi hội tụ của nhiều lớp cư dân và cũng sớm trở thành trung tâm của vùng Nam bộ với bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Đó là quá trình các cộng đồng cư dân Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (gồm cư dân bản địa và lưu dân) khái phá vùng đất Nam bộ hoang sơ, biến nó thành trung tâm văn hóa – kinh tế – chính trị của cả nước như hiện nay.
*
Ngày 30-4-1975, xe tăng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam húc đổ cổng chính dinh Độc Lập – đầu não của chế độ Sài Gòn, hoàn toàn giải phóng miền Nam. Sau 116 năm (1859-1975) nằm trong vùng kiểm soát của các chính quyền thực dân, đế quốc, nhân dân Sài Gòn – Gia Định mời được sống trong hòa bình, độc lập. Ngay sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng tiến hành xóa bỏ toàn bộ bộ máy chính quyền cũ. Lúc này thành phố có 12 quận nội thành và 6 huyện ngoại thành.
Ngày 2-7-1976, Sài Gòn chính thức được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 1.295,5 km trở thành đô thị lớn nhất cả nước. Về địa giới hành chính, từ 11 quận nội thành được điều chỉnh lại còn 8 quận và lập thêm 4 quận mới gồm: Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh (từ hai xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây), Tân Bình (từ xã Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ). Trong đó, các quận nội thành có tổng diện tích là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Khu vực ngoại thành có 5 huyện là Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè với tổng diện tích tự nhiên 1.152,8 km2 gồm 77 xã.
Năm 1978, thành phố tiếp nhận thêm hai huyện Quản Xuyên và Cần Giờ của tỉnh Đồng Nai, thành huyện Duyên Hải với diện tích 714km2 và bờ biển dài 15km với dân số 39.000 dân sống rải rác trên 7 xã. Năm 1979, sau khi điều chỉnh đơn vị hành chánh cấp cơ sở, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Đến năm 1989, thành phố điều chỉnh lại còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Năm 1991, huyện Duyên Hải đổi tên thành huyện Cần Giờ. Đến tháng 4-1997, địa giới hành chính thành phố tiếp tục có sự điều chỉnh. Huyện Thủ Đức được chi thành 3 quận là quận Thủ Đức (Bắc Thủ Đức), quận 2 (khu vực Thủ Thiên), quân 9 (Nam Thủ Đức). Quận 7 được trên cơ sở tách ra từ huyện Nhà Bè và Quận 12 tách ra từ huyện Hóc Môn.
Về tổ chức hành chính, thành phố có các cấp hành chính: thành phố – quận, huyện – phường, xã. Bên cạnh các cấp hành chính, cơ cấu Hội đồng nhân dân các cấp đóng vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân ở cấp hành chính tương ứng và do nhân dân trực tiếp bầu ra. Cờ cấu hành chính này được giữ nguyên cho đến nay.
Tin cùng chuyên mục:
Khó khăn và giải pháp khắc phục trong triển khai nhiệm vụ nộp lưu tài liệu lưu trữ số
Thực trạng triển khai công tác lưu trữ điện tử của Ủy ban Dân tộc
Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề
Sài Gòn 1698-1998 Kiến trúc quy hoạch