Ấn phẩm “Phong tục Việt Nam” của tác giả Toan Ánh biên soạn, được nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1969.
Phong tục như ta đã hiểu là “thói quen chung của số đông người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhất định” (Từ điển Hán Việt Nguyễn Văn Khôn).
Mỗi nước có phong tục tập quán của mình và cái đó đã góp phần làm nên bản sắc của mỗi dân tộc.
Với thời gian và sự phát triển của xã hội, phong tục tập quán đã được sàng lọc; những tập tục lạc hậu mê tín dần dần bị đào thải; cái tốt đẹp, truyền thống được bảo tồn và phát huy phù hợp với nhận thức và sự tiến bộ của nhân loại.
Tuy nhiên, việc “gạn đục khơi trong” không thể có kết quả nếu chúng ta không tìm hiểu nhận biết những cái xưa đã lỗi thời để mạnh dạn gạt bỏ, chắt chiu gìn giữ cái gì còn có ý nghĩa tích cực.
Cuốn Phong Tục Việt nam của soạn giả Toan Ánh là một công trình biên khảo khá toàn diện và công phu về những phong tục tập quán, sinh hoạt của con người Việt nam trước đây trên hai bình diện chính là: Đời sống cá nhân và đời sống gia đình. Mục đích giúp người đọc nhất là các thế hệ sau biết được những nét lớn trong cuộc sống thường nhật của con người (từ nông thôn đến thành thị) và của cộng đồng (ở đây là gia đình), từ đó mà hiểu thêm về tình cảm, tính cách của người dân trong xã hội lúc bấy giờ….
Mời độc giả cùng đọc sách tại đây: _phong-tuc-viet-nam
Nguồn: https://thuviensach.vn/
Tin cùng chuyên mục:
Việt Nam Xưa qua 100 bức ảnh phục chế màu – Thập niên 1890
Cảnh Nam Bộ xưa: Thăm lại các tỉnh Miền Tây 100 năm trước
Tại sao gọi là Sài Gòn? Lý do, nguồn gốc?
Những thương hiệu “Khét Tiếng” Sài Gòn trước 1975 (Phần 2)