Số hóa dữ liệu về di sản một trong những giải pháp quan trọng để bảo tồn bền vững di sản Huế

Số hóa dữ liệu về di sản một trong những giải pháp quan trọng

để bảo tồn bền vững di sản Huế

PHÙNG PHU

Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế

 

  1. ĐẶC TRƯNG CỦA KHÔNG GIAN DI SẢN VĂN HÓA HUẾ

Di sản văn hóa Huế là phức hợp di tích mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và kinh tế, bao gồm kiến trúc thành quách, hoàng cung, đền đài, lăng tẩm thuộc Triều Nguyễn mang đậm bản sắc dân tộc, tín ngưỡng phương Đông.

Quần thể di tích Huế đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới vào năm 1993 theo các tiêu chí (iii) và (iv), với nhận định sau:

Tiêu chí (iii): Huế biều trưng cho sự thể hiện nổi bật về uy quyên của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưmg thịnh của nó vào đầu thế kỷ 19.

Tiêu chí (iv): Quần thề di tích Huế là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

Quần thế di tích Huế gồm 16 hạng mục cấu thành nên khu vực Di sản thế giới Huế, trong đó đáng chú ý là hệ thống Cung điện trong Tử Cấm Thành, Hoàng Thành, Kinh Thành, các lăng tẩm, đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu, Chùa Thiên Mụ, Hồ Quyên.

Khu Di sản thế giới Huế có những giá trị nổi bật như sau:

  1. Có một tổng thế, hay nói một cách khác là một phức hợp các công trình di tích lịch sử và văn hóa toàn diện, mạch lạc và có tính mỹ thuật cao.
  2. Có những cảnh quan thiên nhiên gắn liên với di tích rất hài hòa và đẹp đẽ.
  3. Gán liên các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống và cung đình đặc sắc được thế hiện của nghệ thuật biểu diên, các lẻ hội và ẩm thực truyên thống và cung đình vản đang còn hiện hữu và đang được phục hồi.

Các giá trị chân xác và toàn vẹn (Authenticity and integrity values) này của di sản Huế đang góp phân làm cho Huế được xem như là một trong những thành phố văn hóa lịch sử quý giá vào loại bậc nhất trên thế giới.

Bảo tôn, tu bổ và phát huy giá trị di tích cố đô Huế, thạc chãt là xác định được tính chân xác và toàn vẹn của khu di sản, đông thời xây dựng được tiềm năng và động lực bên vững cho sự phát triển đô thị Huế theo đúng đường mạch lịch sử. Trên ý nghía đó, bảo tôn và tu bổ di tích là phải hướng đến việc giữ gìn và làm sống lại các giá trị chân xác của di sản đô thị lịch sử.

Như vậy, ngoài việc bảo tôn và tu bố các cung điện, thành quách, đẻn miếu, chùa chiền thuộc quần thế kiến trúc cung đình, giá trị của di sản Huế còn chứa đựng ở cả những ngôi nhà truyền thống, nhà vườn, công trình thời Pháp thuộc, đường phố thời xưa, các phường thợ, làng nghề và đặc biệt là các địa danh lịch sử gán liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của đô thị Huế.

  1. SỐ HÓA Gì TRONG KHÔNG GIAN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ ĐỂ BẢO TỒN DI SẢN HUẾ BÊN VỮNG.

Cần đo đạc chính xác, phân tích dữ liệu kỹ thuật số tiến tới dựng hình ảnh 3D của tất cả các công trình di tích và tổng thể các khu vực di tích thuộc danh mục di sản thế giới, các công trình di tích khác thuộc triều Nguyễn hoặc thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau có giá trị di sản (dù đã được công nhận là di tích quốc gia hay chí ở cấp tính, thậm chí cả những công trình chưa được công nhận hoặc công trình nhà ở dân gian truyền thống hay cận đại nhưng mang những giá trị vê văn hóa, nghệ thuật hay lịch sử).

Số hóa lưu trữ tài liệu, ảnh và phim tư liệu liên quan đến di sản văn hóa Huế (kế cả quá trình thực hiện bảo tồn trùng tu di tích qua các giai đoạn), đặc biệt là cần tìm tòi thu thập thêm các tư liệu về những công trình di tích chỉ còn là tàn tích hoặc hư hỏng nặng nề, nhằm nghiên cứu phân tích và phục hôi lại di tích bằng công nghệ kỹ thuật số (hình ảnh hoặc phim 3D), tiến đến phục nguyên lại những công trình có giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng.

Cân khảo sát và số hóa các dữ liệu liên quan đến khí hậu, địa lý, địa chất, thồ nhưỡng, cây xanh và dân cư cũng như các công trình xây dựng trong khu vực đệm hoặc chuyến tiếp của khu vực di sản, nhằm có những phân tích đối chiếu với sự biến đổi diẻn ra theo thời gian và không gian.

Số hóa bản đô và hiện trạng các khu vực bảo vệ di sản (khu vực lỏi và khu vực đệm) cũng như các cảnh quan thiên nhiên có tính phong thúy gán liên với di tích, tiến tới lập bản đô 3D nhằm có cái nhìn tổng quát hơn vê không gian theo chiêu đứng đế có giải pháp, kế hoạch kiếm soát không gian của các khu di sản hiện nay cũng như đánh giá được tác động có thế xảy ra khi có những công trình được sửa chữa hoặc xây dựng mới.

Ưu tiên thực hiện gấp hệ thống GIS HUẾ nói chung và khu vực di sản Huế nói riêng dành cho tất cả cơ quan quản lý di sản, cơ quan tư vấn vê kỹ thuật cũng như các cấp chính quyẻn ra những quyết định liên quan đến quy hoạch đô thị, phát triển cơ sớ hạ tầng. Đây sẽ là nên tảng chung cho sự chia xẻ thông tin giữa các người thực hiện công việc và các bên có liên quan.

Xử lý các thông tin được tích hợp theo từng lớp chuyên môn; cơ sở dữ liệu này sẽ cho thấy địa hình, hệ thống nước, các hệ thống đường sá, thửa đất, nhà xây, sự chiếm dụng đất, sự phú xanh cây cỏ, khu vực khoanh vùng bảo vệ di sản, vv… đé các cơ quan liên quan cũng như cộng đông dân cư có thế hiểu rõ được giá trị của di sản cũng như nhìn nhận được những nguyên tắc, quy định nhằm bảo vệ giá trị toàn vẹn và chân xác của di sản.

Xử lý có hệ thống các khu vực tiếp cận các di tích để giải thích tính thích đáng của các vùng đệm và làm tôn giá trị của cảnh quan môi trường chung quanh. Bổ sung các vùng đệm bảo vệ di tích bằng việc lập các góc phối cảnh đảm bảo một sự độc lập vẻ tầm nhìn đối với các hoạt động đô thị nằm gần đó.

Lập mô hình kỹ thuật số 3D vê toàn bộ thành phố và các vùng phụ cận của nó đế có thể cung cấp cho các nhà thiết kế và những người quyết định một công cụ có tác động qua lại và có hiệu năng, để kiểm soát không gian của các khu di sản hiện có cũng nhự đánh giá cụ thé các nghiên cứu vê tác động của những dự án liên quan đến quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai.

Số hóa các tư liệu và dữ liệu liên quan đến các loại hình văn hóa phi vật thé của vùng Huế, bao gồm các loại hình gán bó khăng khít với bối cảnh không gian di tích cố đô Huế (Nhã nhạc, Múa cung đình, Lẻ hội cung đình, ẩm thực cung đình, nghê truyền thống,…).

Hiện nay UNESCO đang đề nghị chính quyền địa phương xem xét khả năng tái đề cử Khu di sản văn hóa Huế trở thành Cảnh quan văn hóa Huế trong tương lai, với mục đích bảo tôn toàn vẹn các giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan môi trường và cả không gian của văn hóa phi vật thể.

Như vậy, việc tiến hành khảo sát tổng thể các di sản, di tích và cảnh quan của Huế, đống thời lập một quy hoạch quản lý tổng thể khu di sản Huế và thực hiện số hóa các kết quả, dữ liệu trên để có các công cụ giám sát, phân tích, đưa ra các giải pháp cũng như quyết định quản lý di sản một cách hữu hiệu và linh hoạt là rất cần thiết để bảo tốn và phát huy một cách bền vững không gian đô thị di sản Huế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *