Tài liệu chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Người Chăm là cộng đồng cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam. Theo số liệu về tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 2009 của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam hiện có 161.729 người Chăm sinh sống xen cư ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh… Riêng ở Ninh Thuận người Chăm có 67.274 người. Người Chăm nói chung và người Chăm Ninh Thuận nói riêng còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa rất có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là tài liệu thư tịch cổ.

chu cham

Chữ viết Chăm xưa nay được viết trên nhiều chất liệu khác nhau: trên đá, trên lá buông, trên giấy và cả trên vải. Từ vài trăm năm trở lại đây việc viết chữ Chăm trên đá hầu như không còn được thực hiện. Viết trên lá buông cũng dần hạn chế. Hầu hết được viết trên các loại giấy quyến, ximăng, giấy vở học sinh và trên vải. Những trang giấy được ghi chép bằng chữ Chăm có nội dung nói về các vấn đề trong xã hội như phong tục tập quán, cưới xin, ma chay, lịch pháp mà người Chăm rất coi trọng ấy được gọi chung là “thư tịch Chăm”. Trong số hàng ngàn thư tịch Chăm đang còn lưu giữ được, có những thư tịch đã hàng trăm năm tuổi, đủ tiêu chuẩn để chúng ta gọi là “thư tịch cổ” và phải được bảo tồn khẩn cấp.

  1. Thực trạng bảo quản thư tịch Chăm cổ hiện nay

Hiện nay, chưa có cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể kết luận chính xác hiện còn bao nhiêu cuốn thư tịch cổ của người Chăm còn lưu giữ được. Con số ước đoán có thể lên đến vài ngàn nhưng sự thất thoát, mai một của thư tịch Chăm cổ cũng đang là hồi chuông báo động cho công tác bảo tồn một di sản rất có giá trị.

Trước đây, văn bản chép tay (thư tịch) rất phổ biến trong các làng Chăm. Nhưng ngày nay, những thư tịch này đã trở thành tư liệu quý, hiếm chỉ còn lưu giữ trong một vài gia đình người Chăm, đang đứng trước nguy cơ hủy hoại bởi thiên nhiên và điều kiện bảo quản không đúng cách của người có nguồn tư liệu quý, hiếm này.

Thư tịch cổ của người Chăm Ninh Thuận hiện nay thường được bảo

quản theo phương pháp truyền thống. Bằng kinh nghiệm và điều kiện cụ thể của mỗi gia đình, mỗi chủ tư liệu mà có các cách bảo quản như:

  • Bảo quản thư tịch trong các chiết (Ciêt) sách bằng tre và treo lên trần nhà.
  • Bảo quản thư tịch trong các hòm, rương (klap) và kê ở nơi cao, thoáng mát trong nhà.
  • Bảo quản thư tịch trong các bọc vải (tabik) và treo ở những vị trí thích họp trong nhà.

Trong đó, phương pháp bảo quản thư tịch bằng ciêt được sử dụng rộng rãi nhất trong cộng đồng bởi tính ưu việt của nó, vì ciêt được đan bằng vật liệu tre, nứa rất thông thoáng, dễ thoát khí, không gian bên trong rộng rãi dễ sắp xếp thư tịch. Những tập thư tịch có kích thước lớn được xếp ở lớp dưới, thư tịch nhỏ xếp lên trên và lần lượt cho đến khi không còn chỗ để xếp. Ciêt được treo trên trần nhà tránh được nước, ẩm mốc, mối mọt, chuột bọ cắn phá phù hợp với việc bảo quản thư tịch bằng chất liệu giấy. Thông thường, cứ 2-3 tháng các chủ tư liệu lại lấy tư liệu ra kiểm tra, dùng khăn sạch khô lau từng trang và mang ra phơi nắng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 giờ sáng là có thể mang vào sắp xếp trở lại vào ciêt, treo lên trần nhà.

Cho dù bảo quản theo cách nào trong 3 cách trên cũng đều có hạn chế là thư tịch tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nhiệt độ, độ ẩm không thuận lợi cho bảo quản thư tịch của vùng đất Ninh Thuận nên sự hư hại của thư tịch đang diễn ra hàng ngày là một thực tế đáng báo động. Quan niệm về sách cổ, thư tịch cổ là một “tài sản” có giá trị về mặt tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ cũng làm cho thư tịch bị xuống cấp, hư hại theo thời gian, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.

  1. Môt số đề xuất về sưu tầm thư tich Chăm cổ

Việc sưu tầm thư tịch Chăm cổ hiện nay rất khó khăn vì số lượng của chúng đã bị thất thoát nhiều theo thời gian. Hơn nữa, quan niệm không mua bán, sang nhượng “tài sản tinh thần” của cha ông để lại đã gây trở ngại cho các cơ quan sưu tầm, bảo tồn tài liệu thư tịch cổ Chăm. Vậy, câu hỏi mà thực tiễn đặt ra là làm cách nào để có thể sưu tầm, bảo quản và khai thác được nguồn tri thức từ tàì liệu thư tịch Chăm cổ? Với khó khăn đặc thù trong sưu tầm thư tịch Chăm cổ như trên, thiết nghĩ chúng tạ cần phải thực hiện ngay các công việc sau đây:

  • Thay đổi quan niệm về “Sưu tầm” thư tịch cổ. Với đặc thù của thư tịch Chăm là vừa “Vật thể lẫn phi vật thể”, không thể so sánh cái nào giá trị hơn cái nào. Những trang thư tịch hữu hình, có kích thước và sờ nắm được chỉ là cái vỏ, cái hình thức bao bọc, bên trong nó là giá trị vô cùng to lớn về tri thức và văn hóa. Vậy, sưu tầm thư tịch cổ không chỉ là mang tất cả những cuốn thư tịch hữu hình về các cơ quan chuyên môn để lưu trữ mà việc “sưu tầm” nội dung thông tin của thư tịch cũng không kém phần quan trọng.
  • Lưu ý đến các thiết bị đa phương tiện trong sưu tầm tài liệu thư tịch Chăm cổ. Giải pháp là “số hóa”, photocopy, scan, sao chụp lại thư tịch để lưu trữ trên phương tiện kỹ thuật số.
  • Lập dự án có quy mô dài hạn để thực hiện cho được việc tổng kiểm kê, đánh giá và phân loại cụ thể thư tịch Chăm cổ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  • Hỗ trợ phương tiện chuyên dùng và tập huấn hướng dẫn phương pháp bảo quản thư tịch cho các hộ gia đình có số lượng thư tịch lớn.
  • Tuyên truyền cho các chủ thư tịch biết được rằng thư tịch cổ mặc dù thuộc sở hữu của cá nhân nhưng lại có giá trị tinh thần rộng lớn trong cộng đồng xã hội. Vì vậy, thư tịch cổ phải được bảo quản một cách đứng mức có sự kết họp giữa tri thức dân gian; đồng thời cần phải dùng đến các phương tiện máy móc, hóa chất hiện đại để bảo tồn chúng. Có thể chuyển nhượng thư tịch cho cơ quan chuyên môn bảo tồn, tuyệt đối tránh hiện tượng một số chủ tư liệu mang thư tịch “thả trôi sông” khi không còn năng lực để giữ gìn, bảo quản.

Thư tịch Chăm cổ là di sản văn hóa rất có giá trị đang ngày càng bị mai một, thất thoát. Chủ trương sưu tầm tài liệu thư tịch Chăm cổ để lưu trữ, khai thác nhằm phục vụ cho khoa học và xã hội là điều rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Với hàm lượng thông tin nhiều và quý giá hàm chứa trong thư tịch Chăm cổ thì việc sưu tầm không chỉ nên chú ừọng đến từng cuốn thư tịch hữu hình cụ thể, mà phải hết sức lưu ý đến việc sưu tầm nội dung thông tin bên trong thông qua thiết bị hỗ trợ hiện đại, chuyên ngành.

Hỗ trợ phương tiện và kỹ thuật để cho chủ thư tịch tự bảo quản thư tịch của mình cũng là bảo vệ di sản cho dân tộc. Truyền dạy chữ Chăm cho thế hệ kế thừa biết đọc được thư tịch cổ là cách phát huy giá trị thư tịch cần phải được quan tâm vì khi họ đã ý thức được, khai thác được giá trị của thư tịch thì họ sẽ tham gia để bảo tồn và phát huy chúng. Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của thư tịch Chăm cổ là khai thác các tri thức bản địa đang có nguy cơ mất mát để bổ sung cho nền văn hóa hiện đại; là giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết Trung ương V khóa VIII đã đề ra./.

Ngô Thị Hồng Việt – Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Ninh Thuận

Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *