TÀI LIỆU PHÔNG PHỦ THỐNG ĐỐC NAM KỲ VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở NAM BỘ

Ts. Nguyễn Minh Tiến

 

Giá trị của tư liệu phông lưu trữ phủ thống đốc Nam Kỳ là có giá tri cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu mọi mặt của vùng đất Nam Kỳ thời kỳ 1861 – 1945, nó cần được công nhận về mặt pháp nhân ở tầm cỡ quốc tế và quốc gia, và được bảo quản một cách khoa học, và cần được phổ biến rộng rãi hơn nữa.

  1. Hệ thống tư liệu có tính toàn diện và xuyên suốt một thời kỳ lịch sử (1961-1945)

Có thể khẳng định rằng hiếm có một phông tư liệu đa dạng phong phú toàn diện và có tính xuyên suốt trong một thời kỳ lịch sử hơn 80 năm, Mọi hoạt động của chính quyền cai trị, cũng như các tư liệu thành văn, hình ảnh, bản đồ, báo chí và các công trình nghiên cứu, các văn bản của nhà nước và cá nhân được lưu trữ một cách đầy đủ, và được bảo quản cẩn thận khoa học như phông lưu trữ tài liệu của thống đốc Nam kỳ. Vì là Nam kỳ trực thuộc sự cai quản của chính quyền Pháp nên ngay từ khi thành lập phủ Thống đốc Nam kỳ, công việc lưu trữ văn bản tư liệu đã được quan tâm một cách đúng mức và mang tính khoa học cao, được bảo quản rất tốt, nên mặc dù Nam Bộ là vùng khí hậu nóng ẩm nhưng tài liệu phim ảnh vẫn giữ được trạng thái gần như ban đầu của chúng.Toàn bộ hệ thống tư liệu lưu trữ đã phản ánh  như đầy đủ quá trình hoạt động của vùng đất Nam Kỳ trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế văn hóa xã hội và điều kiện tự nhiên. Ví dụ các niên giám hàng năm, các báo cáo, các thông tư chỉ thi, nghị địnhhàng tháng, hàng quý, hàng năm của các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt đối với các văn bản hệ thống pháp luật, theo hện thống từ cấp trên đến cấp dưới và ngược lại từ cấp dưới lên cấp trên theo một quy trình nghiêm ngặt. Nó giúp cho nhà nghiên cứu có một cách nhìn toàn diện sự thay đổi hàng ngày của vùng đất Nam Bộ.

Nam kỳ vùng đất từ khi thiết lập bộ máy hành chính (1698) đến nay là một vùng đất mới luôn luôn sôi động và chứa đựng nhiều sự kiện quan trong, từ quá trình khai hoang lập ấp đến quá trình phát triển về kinh tế – xã hội, đặc biệt là trung tâm điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Và vùng kinh tế năng động nhất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực, từ hệ thống chính quyền các cấp đến sự biến đổi về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường, Vùng đất được cả nước và quốc tế hết sức quan tâm, đặc biệt là các nhà khoa học và các nhà quản trị xã hội, vì vậy phông lưu trữ tư liệu phủ thống đốc Nam Kỳ đã chứa đựng đầy đủ những thông tin cực kỳ có giá trị trong thời gian gần 100 năm trong số hơn 300 năm hình thành hệ thống chính quyền của vùng đất mới Nam Bộ.

  1. Hệ thống tư liệu có giá trị cao về mặt khoa học và hình thứ chuẩn của tư liệu gốc

Các tư liệu lưu trữ đều là các tư liệu gốc có xuất xứ từ các cơ quan chính quyền các cấp và từ các tổ chức kinh tế – xã hội, chính trị, quân sự kinh tế ngoại giao, nên giá trị khoa học và tính xác thực của nó là không bàn cãi, các tư liệu mà nó chứa đựng có tính thuyết phục và là cơ sở khoa học của các công trình nghiên cứu.Các tài liệu chứ đựng nhũng thông tin rất cụ thể rõ ràng, đặc biệt về các số liệu mà nó phản ánh, trong các tư liệu không có sự nhận xét đánh giá  của con người, mà được biểu hiện bằng các số liệu, tên người, tên địa phương, và tên  người viết, ngày tháng năm  hết sức cụ thể, tạo nên độ tin cậy cao. Vì vậy có thể khẳng định rằng bản thân các tư liệu chính là bằng chứng khoa về mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh của vùng đất Nam Bộ thời kỳ 1861-1945.

Các tài liệu đã thể hiện tính liên tục và thống nhất của sự kiện, ví dụ như báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm, và được thống nhất về hình thức nên

Về hình thức thể hiện của các tư liệu dù là văn bản in roneo, văn bản viết tay hay các bản đồ biểu đồ đều được quy định theo một chuẩn mực, đây chính là đặc điểm chỉ có ở phông lưu trữ thống đốc Nam kỳ, có lẽ ngay từ đầu chính quyền đã quy định và phổ biến các mẫu báo cáo và cách hành văn cũng như thể hiện các nội dung văn bản, kiểu chữ một cách thống nhất, nên tất cả các tư liệu dù ở hình thức nào cũng mang tính khoa học cao, ngắn gọn, rõ ràng, chứa đựng các thông tin cần thiết, trung thực, các tài liệu viết tay chữ rất đẹp, rõ ràng và tuân thủ đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp, nên người đọc rất dễ, không tẩy xóa sử chữa, các con số cũng được ghi chép rõ ràng không gây nhầm lẫn cho người đọc và còn tạo sự thích thú về vẻ đẹp nghiêm túc chứ không bay bướm nghệ thuật. Các tài liệu quay roneo cũng tuân thủ nghiêm ngặt hình thức thể hiện chữ vừa phải, rõ ràng dễ đọc.  Các tài liệu còn thể hiện đầy đủ các thông tin về tiêu đề, nơi xuất xứ, ngày tháng và người viết, đặc biệt các tài liệu đều dùng số liệu để thể hiện sự kiện thay cho nhận định của người viết, đây là một ưu điểm thể hiện tính khoa học và tính thuyết phục của tài liệu.

Các tư liệu lưu trữ luôn luôn cập nhât những sự kiện diễn ra ở Nam Kỳ theo suốt thời gian từ năm 1961 – đến năm 1945, làm cho người nghiên cứu có một cách nhìn toàn diện và không bỏ sót sự kiện, từ những sự kiện diễn ra thường xuyên, những sự kiện diễn ra đột xuất cũng được ghi chép hết sưc cụ thể rõ ràng, Có thể nói rằng phông tài liệu thống đốc Nam kỳ như một cuốn nhật ký của Nam kỳ suốt hơn 80 năm mà nó tồn tại.

Tóm lại,  là người trực tiến tiếp xúc và nghiên cứu về phông tư liệu phủ thống đốc Nam Kỳ tôi rút ra một số nhận địng sau:

  • Phông tài liệu thống đốc Nam kỳ 1861-1945, là tài sản văn bản quý giá của nhân loại, và của quốc gia cần được công nhận bằng văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế và trong nước.
  • Là những tài liệu vô cùng quý báu phản ánh một cách trung thực những biến động của một vùng đất năng động và có những biến cố tầm cỡ thế giới trong một thời gian dài gần 100 năm, nên được giữ gìn, bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất với những điều kiện tốt nhất, vaftajo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng như công chúng được tiếp cận một cách thuận lợi nhất.
  • Các nhà quản lý cần đầu tư về mặt vật chất để bảo quản, trưng bày và phổ biến một cách tốt nhất, các nhà quản lý từ trung ương đến địa phương cần côi đây là di sản của nhân loại cần dược giữ gìn, bảo quản và phổ cập đến công cúng một cách tốt nhất.
  • Các nhà khoa học cần tiến hành khai tác tốt nhất nguồn tư liệu vô cùng quý báu này để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời nghiên cứu các sự kiện lịch sử một cách khoa học chính xác, phản ảnh đến công chúng quá trình lịch sử của vùng đất Nam Bộ chứa đựng nhiều sự kiện và năng đông này.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Amènagement hydraulique de la zone maritime de la province de Go Cong1942, la semaine dans le Monde – Les Informtions de la semaine du 23 au 30 mars 1942 – LTTW2: HS: TĐBCPNV – Dl/311.
  2. Annuaire géneral de ỉndochine, Annèe 1928. Ha noi, 1928.
  3. Annaire économique de L’ Indochine 1926 – 1927. Ha noi 1928.
  4. Annaire géneral de L’ Indochine, Annèe 1910. Ha noi 1910.
  5. Ancet – intruction sommaires sur le Murier et le vers à soie, 1923. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phô” Hồ Chí Minh.
  6. Analyse de Ưappaise – sécréetarỉat du gouvernement (1897). Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA 141013 (9).
  7. Analyse de l’ appaise – arm de Go cong. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IThành  phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: Goucoch IA 14/013 (9).
  8. Analyse de L’ appaise – về ngành giáo dục. Trung tâm Lưu trữ Quôc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: SL N(l.367
  9. Arrondissement de Go cong, cabinet de Vadministrateur ( 1892). Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA 14/013 (4).
  10. AiTondisssement de Gò công, cabinet de radministratuer. N°: 439. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.
  11. Arrondisssement de Gò công. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA 4/095 (5)
  12. Banque de L’indochine – Previlége par decrets de 21 Janvier 1875 et du 20 Fevrỉer 1888. Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA 4/095 (4).
  13. Bullletin Administratiý’de la cochinchine 1908.
  14. Bullletin Economique de L’ Indochine – 1929 — HàNội –       1930.
  15. Bullletin Economique de L’ Indochine – 1938.
  16. Bullletin du Comiteè Agricole et industriel de la Cochinchine Paris
  17. (1865-1871).
  18. Caisse provinciale de crédit agricule mutuel à responsabilité solidaire. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.Hồ sơ: IA4/132 (2).
  19. Charlerobequain – L’ Evolution èconomique de L’Indochine France – Paris, 1939.
  20. Chemins de Grande comunication. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ SƠ:IA4/ 012.
  21. Conseiỉ Supérieur des colonies (Section des textiles). Rapport sules travaux de la section des textiles en 1922 relativement à la production de la soie aux colonies. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.
  22. Comparaison de la situation de la Cochinchine aprés la conquête en 1930. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.
  23. Conseil coloniaỉ – Ordinaire 1913. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố HồChí Minh. Hồ sơ: Demaines 473
  24. Crédit Agricole de la provine de Mỹ Tho. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA4/137 (4).
  25. Declaration le Lê Công Chánh. Trung tâm Lưu trữ Quôc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA1/0516 (1).
  26. Direction Des services Agricoles et commerciaux – Rapport sur la Sériciculture en Indochine, 1914. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.
  27. Economique Cochinchine 1936. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phô Hồ Chí Minh. Hồ sơ: Goucoch , 3606.
  28. Elat L’Ejfectif des Risei~viates des provinces de Cochinchine et le nombre d’entre eux ayant rejoint le Cheỷ.lien de province. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phô Hồ Chí Minh. Hồ sơ: Goucoch IA45/315 (8).

Fonctionnement du Syndicat Agricole et de la Caisse de Crédit Agricole de la province de My Tho. N°: 162- Le 14 octobre 1921. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ: IA4/1

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *