HỔ SĨ BÌNH
Nhà báo
Quảng Trị là vùng đẩt gắn liền với quá trình dựng nghiệp của Chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong. Tính từ năm 1558, Đoàn Quốc Công Nguyễn Hoàng xây dựng Dinh Trấn tại Sa khứ (Ai Tử) mở đầu cho một thời đại phát triển bờ cỏi nước ta đến tận mũi Cà Mau (trước đó ranh giới của nước ta mới kéo đến núi Thạch Bi, Phú Yên ). Người dân Quảng Trị từ buổi đầu đã gắn bó mật thiết với công cuộc dựng nước của các đời Chúa Nguyên. Câu chuyện bảy chậu nước dâng cho Nguyên Ưng Dĩ và Chúa Tiên của người dân quanh vùng khi hay tin Đoan Quốc Công vừa mới đặt chân lên bờ sông Thạch Hản. Thậm chí người Quảng Trị vì quá yêu mến Chúa Sãi Nguyên Phúc Nguyên đã đặt tên một cái chợ bên sông Vĩnh Định là Chợ Sãi.Trong 3 con sông đào dưới thời vua Minh Mạng thì Quảng Trị có một, chính là sông Vĩnh Định.Và sau này, vua Hàm Nghi trong cuộc binh biến kinh thành thất thủ năm Át Dậu 1887 trước khi lên Tân Sớ đã hạ Dụ Cần Vương tại hành cung của Thành Cổ. Sau này, khi dời kinh đô Ái Tứ vào Huế, thì đất Quảng Trị là một lá chắn quân sự ớ phía Bác của kinh thành Huế. Mánh đất Quảng Trị luôn được nhà Nguyên coí trọng Vì thế ngay từ đầu đã cho xây dựng kiên cố Thành Cổ. Bấy giờ, Quảng Trị theo cơ chế quản lý được dùng làm dinh (tỉnh) trực lệ kinh sư (trực thuộc kinh đô) và Thành Cổ là trung tâm chính trị hành chính quân sự của tỉnh.
- THÀNH CỔ – QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
- Thành có xưa
Ngay sau lên ngôi năm 1802, Vua Gia Long đã đã cho đắp thành Quảng tại làng Tiên Kiên (Triệu Thành, Triệu Phong). Đến năm 1809, dời dinh lỵ đến xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng (thị xã Quảng Trị ngày nay) Thành được xây bằng đất theo dạng hình vuông đến năm Minh Mạng thứ 18 ( 1837) thành mới xây bằng gạch, vôi và mật mía. Thành cổ Quảng Trị có kiến trúc quân sự của Vauban. Bốn góc thành nhô hẳn ra ngoài tường dùng làm 4 pháo đài canh giữ. Chu vi vòng thành là 2160m, tường cao 4m, phía dưới chân tường dày 12m, bên trên dày 0,65m. Bốn cửa thành tiền, hậu, tả, hữu xây hình vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái uốn cong lợp ngói, cả 4 cửa đêu nằm chính giữa 4 mặt thành. Vòng ngoài thành bao bọc bởi hệ thống hào sâu 3m2, rộng 18,4m.
Nội thành gôm các công trình kiến trúc : Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh Án sát, ty Phiên, ty Niết, kho thóc, nhà kiếm học, nhà lính..Trong đó hành cung là công trình quy mô và hoành tráng nhất với hệ thống tường thành dạng hình vuông mỗi cạnh 100m, có 2 cửa nam bác ra vào. Bên trong là ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, lợp ngói liệt, trên có trang trí Lưỡng long chầu nguyệt, dây lá.. Đây là nơi vua ngự mỗi khi đi tuần thú, nơi làm lễ đăng quan cho các quan lại trong tỉnh và tổ chức những buổi ]ẻ trọng đại trong năm. Gân 140 năm (1809-1945), dưới thời phong kiến, Thành Cổ là trung tâm kinh tế, chính trị quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quan trong trấn thủ phía Bác kinh thành Huế.
Sau khi thực dân Pháp đặt chính quyên bảo hộ ở Trung Kỳ, Pháp cho xây nhà lao chiếm diện tích gần Ỉ4 khu vực Thành Cổ, nằm ở góc đông nam. Nhà lao được xây bằng tường dày, cửa số có song sắt cùng hệ thống quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Trong khuôn viên nhà lao có đặt nơi làm việc cho Lãnh binh, Chánh quản lính giản, đội Đẻ lao, thợ và đội lính giản, hệ thống nhà gác, trại lính khố xanh …, Năm 1939, người Pháp cho xây thêm một lao hâm rất kiên cố và man rợ, đúc bằng bê tông cốt thép gồm 28 buông giam ( mỗi buồng dài 2m, rộng l,6m, cao l,8m) để giam những tù nhân mà chúng cho là nguy hiểm, cứng đâu . Trong thời gian Mỹ thay thế thực dân Pháp và dưới chế độ Sài Gòn thì nhà lao này vẫn tiếp tục được sử dụng để giam giữ những người yêu nước, các chiến si Cộng Sản Và Thành Cổ là trung tâm của tiéu khu Quảng Trị ( cơ quan quân sự của tính ), thời ấy có tên là thành Đinh Công Tráng.
- Thành cỔ và khúc tráng ca 81 NGÀY ĐÊM RUNG CHUYỂN
Quảng Trị là chiến trường khốc liệt, tiền đồn ở phía Nam vĩ tuyến 17, đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn coi đây là bàn đạp để thực hiện ý đồ Bắc tiến. Bởi vậy sau khi thất bại ở chiến trường Nam Lào với chiến dịch Lam Sơn 719, địch đã tập trung ở chiến trường Trị Thiên một lực lượng hỏa binh đông và mạnh nhất với 2 sư đoàn bộ binh (l,3) hai lữ đoàn thủy quân lục chiến (147,258 ) 4 tiểu đoàn Bảo an, 302 trung đội dân vệ, 5100 cảnh sát, 14 tiểu đoàn pháo binh, 3 thiết đoàn với sự ưu tiên yểm trợ tối đa của không lực Mỹ cả pháo đài B52 cũng sẵn sàng ứng chiến. Vào ngày 30/3/1972, sấm sét bão lửa nổi lên của các cở pháo của ta nổi lên nhằm nả vào những căn cứ, cứ điểm quân sự của địch từ Nam vĩ tuyến 17 trở vào sông Thạch Hản bị tấn công dữ dội. Tiếp đó là vào ngày 27/4/1972 ta mở cuộc tấn công đợt 2 bằng một trận bão lửa xuống 4 cụm cứ điếm của địch cùng các cuộc tiến công vũ bão của bộ đội đánh chiếm vào Đông Hà, tiếp tục đánh chiếm căn cứ Ái Tử, dân dần tiếp tục khép chặt vòng vây rỏi giai phóng thị xả Quảng Trị. Đến chiêu ngày 1/5/1972 quân Giải phóng tiến vào trung tâm thị xã, cám lá cờ chiến tháng lên tòa nhà của Dinh Tỉnh Trưởng Quảng trị và chiếm giữ Thành Cổ.
81 ngày đêm rung chuyển tính từ ngày 28/6/1972 đến ngày 16/9/1972 khi quân đội Sài Gòn và Mỹ dốc hết toàn lực đế chiếm lại Quảng Trị mà mục tiêu chính là chiếm lại Thành Cổ. Địch đã huy động tối đa hỏa lực không quân và pháo binh để “ nghiên nát Thành Cổ”. Địch huy động bình quân mỗi ngày 150 -170 lần phản kích, có ngày lên tới 220 lần máy bay phản lực, 70-90 lân B52 oanh tạc; 12-16 tàu Khu trục hạm và tuân dương hạm từ Cửa Việt nả pháo vào; 2 sư đoàn dù và thúy quân lục chiến; 4 trung đoàn thiết giáp … liên tục tấn công vào Thành Cổ. Địch đã sử dụng đủ các loại bom : Bom phá, bom napal, bom lân tinh, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng tia lade.. .các loại pháo chơm, pháo khoan, thả chất độc hoá học, hơi độc, hơi ngạt. Số lượng mà bom Mỹ ném xuống trên mấy cây số vuông thị xã Quảng Trị và Thành Cổ ước tính khoảng 380 tấn tương đương với sức công phá bằng 7 quá bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki ( Nhật Bản) trong Đệ nhị thế chiến. Chính trong cuộc phản kích dã man mang tính húy diệt của kẻ thù, Thành Cổ Quảng Trị đã viết nên khúc anh hùng ca chói lọi trong cuộc chiến đấu hào hùng 81 ngày đêm bất tử. Các chiến sĩ giải phóng quân đã kiên cường bám trụ với tinh thần quyết tử cho tồ quốc quyết sinh . Hết người này nằm xuống, người khác vẫn tiến lên, quyết giữ cho được mảnh đất thiêng liêng này hòng phá vỡ âm mưu của chính quyền Sài Gòn “ bằng mọi giá phải cám cờ lên Thành Cổ trước ngày 18 hoặc 27/7” để tạo áp lực lên bàn Hội nghị Paris. Mỗi tấc đất trong lòng Thành Cổ đã thấm biết bao nhiêu là máu xương của quân và dân .Sau 81 ngày đêm, Thành Cổ vì gánh chịu một lượng đan bom kinh khủng cũng đã tan hoang thành bình địa. Quảng Trị được vinh danh là thành phố tuẫn đạo ( Ville Martyre ). Sau năm 1972, Thành Cổ chỉ còn một vài góc cửa thành như cứa Hữu, một phần lao xá và một vài đoạn thành. Và có lúc người ta gọi là Thành cỏ vì sự tàn phá của chiẽn tranh hủy diệt, trên lớp hài cốt máu xương của bộ đội chỉ còn lại mênh mang một màu cỏ lau tráng điệp điệp trùng trùng.
- Thành cổ không cònlà Thành cỏ
Ngày nay cái thị xã Quảng Trị hiền hòa nhỏ nhắn bên sông Thạch Hãn đã được xây dựng lại đàng hoàng, Thành Cổ cùng với thị xã Quảng Trị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang.
Năm 1986, Thành Cổ được Bộ Thông tin Văn hóa xếp hạng và đưa vào danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin đầu tư tôn tạo các hạng mục: Đài tưởng niệm, trùng tu cổng Tiên, kè hào thành và trồng hàng nghìn cây dừa quanh thành. Năm 1997, tiếp tục xây dựng một phòng trưng bày bổ sung nhiều hiện vật, tư liệu quý. Nhà nước cũng đầu tư hơn chục tỷ đồng vào những hạng mục: Phục dựng tái tạo lại hình ảnh chiến trường 81 ngày đêm, đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu lịch sử ấy; phục chế một số công trình kiến trúc cổ với tỷ lệ nhỏ hơn và trồng rừng mai, biếu tượng cho mảnh đất Non Mai Sông Hãn; Xây dựng khu công viên văn hóa phía Tây Bắc với tượng đài, vườn hoa. Hệ thống đường đi, ghế đá, sân chơi thể thao, các thiết bị vui chơi. Đặc biệt là Đài tưởng niệm được thiết kế hình tròn biểu trưng cho nấm mô theo thế lưỡng nghi, trên dương dưới âm nối thông bởi một cái lỗ và 2 vâng trăng khuyết thể hiện trong dương có âm và ngược lại. Phần âm đặt hành trang người lính (mũ, balô), phần âm hướng lên trời với một cây thiên mệnh thể hiện nơi cư ngụ của vong linh liệt sĩ. Cây thiên mệnh xuyên qua 3 áng mây, là hình tượng của Thiên (trời),Địa (đât), Nhân (người). Trên cây thiên mệnh có ngọn nến tượng trưng cho ánh sáng, tầng mây cuối cùng có gắn hình ảnh 3 bát cơm để cúng người khuất bóng. Ngoài vòng tròn có 81 tờ lịch để ghi dấu thời gian của cuộc chiến đấu khốc liệt ấy.
Và mới đây, với sự tài trợ của ngân hàng Công thương VN đã cho xây một tháp chuông (cái chuông nặng 7 tấn, trị giá 4 tỷ đông) cùng lúc với việc xây dựng một quảng trường lớn nối từ của Hữu ra đến bờ sông Thạch Hãn, dựng luôn nhà hành lê bên sông .Người Quảng Trị đã kiên trì theo năm tháng đế biến một Thành Cổ hoang tàn bơi bời có tranh trở thành một không gian vọng tưởng vàn hóa đầy ý nghĩa về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh giữ nước của quân và dân ta.
Tiến đến 1000 năm Đại lễ Thăng Long Hà Nội, tỉnh Quảng Trị quyết định đầu tư 244 tỷ đông nhằm tôn tạo, bảo tôn di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị. Dự án có 6 tiếu dự án gôm : hạng mục hạ tầng; xây dựng mô hình Thành Cổ; bảo quản di tích gốc và nâng cấp Nhà bảo tàng; nâng cấp Đài Tưởng niệm trung tâm; xây dựng khu tả thực 81 ngày đêm, tôn tạo hệ thống các di tích thuộc 81 ngày đêm. Dự kiến đến cuối năm 2015, dự án sẽ hoàn thành để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước. Hy vọng sau khi dự án hoàn thành thì Thành Cổ sẽ trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn hơn, và khi ấy hình ảnh Thành cỏ chỉ còn là quá khứ.
- THÀNH CÓ – GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA – TÂM LINH
.1 . Di SẢN VĂN HÓA TÂM LINH ẤN TƯỢNG
Với 81 ngày đêm chiến đấu đầy quả cảm, quyết bám trụ giữ chặt chiến hào đánh trả kẻ thù, trong mỗi tấc đất gạch đá trường thành đều thấm máu xương các anh hùng liệt sĩ. Theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 14.000 người lính đã hy sinh. Trong tâm thức của người Việt và những đồng đội cũ thì Thành Cổ là một vùng đất vọng tưởng tiếc thương những người đã vì đất nước mà ra đi. Nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường : “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh..” Nếu những ai từng đến đây trong những ngày Lễ trọng, hầu như trong gia đình nào cũng ngào ngạt hương thơm để tưởng niệm bới người dân hiểu rằng họ đang sống trên một mảnh đất được ươm bằng máu xương của người lính. Những ngày lê lớn như kỷ niệm ngày Giải phóng Quảng trị, ngày thành lập tính, Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, kỷ niệm 81 ngày đêm Thành Cổ thì hàng vạn chiến binh xưa đêu trở vẻ đây, bước lên Đài Tưởng niệm để tháp hương cho những đông đội đã hy sinh. Nhân dân cả nước đã vô cùng xúc động với buổi lễ Một thời hoa lửa với hình ảnh hàng vạn người đứng dưới mưa bâo một cách tôn nghiêm và cảm xúc. Những đêm ấy, sông Thạch Hãn biến thành một dòng sông hoa đăng huyên hoặc. Thành Cổ còn hình thành những buổi lễ hết sức đặc biệt không nơi nào có là lễ thả hoa của các cựu chiến binh trên sông Thạch Hàn để tưởng nhớ anh linh những người lính đã khuất.
Vì thế, Thành Cổ trở thành một biểu tượng, một tượng đài tâm linh vọng hoài với những người đã hy sinh vì đất nước, giá trị của di sản , của thành phố tuẫn đạo chính là không gian văn hóa tâm linh đặc trưng mà không nơi nào có được.
- Thành cỔ – Di SẢN VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG
Thành Cổ cách Quốc lộ 1A 2km về phía Đông, cách sông Thạch Hãn 500m, đối diện phía bên kia sông Thạch Hãn là Dinh trấn Trà Bát (Ái Tứ ), cách Thánh địa La Vang khoảng 5km. Trong tour tham quan du lịch Quảng Trị, thăm lại chiến trường xưa, Thành Cổ kết nối giao thông thuận tiện với cụm di tích, các địa danh : Côn Tiên , Dốc Miếu, Nghĩa trang Trường Sơn, Cầu Hiên Lương và sông Bến Hải, Địa đạo Vĩnh Mốc, Đường 9, Khe Sanh, Sân bay Tà Cơn,Làng Vây, Nhà tù Lao Bảo.
Thành Cổ cũng nằm trên trục Hành lang kinh tế Đông Tây qua cứa khẩu Lao Bảo và thông nối đường 9 nên đã trở thành một điếm đến không thể thiếu được với khách du lịch trong và ngoài nước. Quảng Trị còn có những điểm du lịch nghi dưỡng, sinh thái như bãi tắm Cửa Tùng từng được ca ngợi là nữ hoàng bãi tám; Đảo Côn cỏ anh hùng với một nên văn hóa biển đặc trưng, Nhà thờ Huyền Trân Công chúa.. .Phong phú đa dạng và đặc trưng của những điểm du lịch ở tính Quảng Trị góp phân tạo cho Thành Cổ trở thành một sản phẩm du lịch tiêu biếu và đặc trưng cho lịch sử chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam.
Đến Thành Cổ bây giờ, du khách luôn trâm mình trong một không gian trầm mặc vừa hào hùng, vừa lãng mạn và bi tráng
- KẾT LUẬN
Đã 200 năm (1809-2010) trôi qua, lịch sử của vùng đất Non Mai sông Hãn vẫn còn lưu dấu trên gạch đá trường thành, đặc biệt là giai đoạn 81 ngày đêm rung chuyển nổi tiếng khắp thế giới, Thành Cổ đã sống bằng một cuộc sống bi hùng, từ chứng tích trong quá khứ trở thành tượng đài chiến tranh, một di sản được viết bằng máu xương và khát vọng của một dân tộc.
Trong chiến tranh giữ nước của quân và dân VN thì Thành Cổ là hình ảnh kết tinh và hội tụ đây đủ những đặc điểm và yếu tố nồi bật nhất, tiêu biếu nhất cho tinh thần quyết chiến của Việt Nam.
Với những giá trị của một di tích quốc gia được xếp loại đặc biệt quan trọng, từ Thành Cổ, chúng ta nhận được một thông điệp có ý nghĩa nhân văn cao cả và sâu sác. Đó là khát vọng về công bằng, nhân phẩm, làm thức tỉnh lương tâm con người, và khát khao hòa bình. Thành Cổ cũng giống như các thành phố Bologna của Ý, Coventry của Anh, được nhân loại vinh danh là thành phố tuẫn đạo (Ville de Martyre) trong tinh thần tự nguyện hy sinh thân mình để thức tình lương tâm nhân loại.
Thành Cổ mãi mãi là miền tưởng vọng, là không gian tâm linh, là một ám ảnh của ký ức để mọi người, các đông đội, đồng chí một thời hoa lửa thắp những nén hương tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ. Là nơi để đông bào cả nước ngưỡng vọng tự hào trong cuộc hành trình về nguồn đúng nghĩa nhất.
Quá khứ bi tráng và hào hùng của Thành Cổ là một bài học lịch sử vô cùng xúc động, sâu sắc và có ý nghĩa sinh động nhất để giáo dục thế hệ trẻ lòng biết ơn những người đã ngã xuống. Thành Cổ đã phục sinh từ cỏ dại và gạch vở là một quá trình tiếp nối không mệt mỏi của nhiều thế hệ đề ngày nay trở thành một tượng đài, một di sản văn hoá – tâm linh – lịch sử có ý nghĩa.
Có lễ đó là những yếu tố đã làm nên di sản Thành Cổ
Ngày nay, để phát triển du lịch chúng ta đã phục dựng lại Thành Cổ. Tuy nhiên, trước đây do thời gian và ngân sách khó khăn khi phục dựng trùng tu cổng Tiên (cổng chính vào Thành Cổ) người ta đã sử dụng chất liệu xây dựng bằng xi măng cốt thép để thay thế cho chất liệu gạch. Phương pháp trùng tu như vậy đã đi ngược lại với nguyên tắc và yêu cầu phục dựng, bảo tồn đối với một di tích cổ là thành lũy. Tiếp đến là thiết kế và xây dựng vọng lâu trên cổng Tiên, ngoài yếu tố chẫt liệu xây dựng thì thiết kế vọng lâu cũng không phù hợp hài hòa với cổng chính. Về tỷ lệ, nếu so với vọng lâu cũ chưa thật sự tương xứng với cổng vào, ở ngoài nhìn vào rất khó chịu. Chúng ta đừng quên rằng người xưa xây dựng những công trình lớn đêu tính toán chi ly, sự hợp lý của từng chi tiết. Hiện nay, tính đang triển khai một dự án lớn để trùng tu Thành Cổ, thiết nghĩ ý kiến đề xuất này cần được sự quan tâm của những người có trách nhiệm.
Ngoài ra, điều mà du khách cảm thấy khó chịu nhất là sự yếu kém chất lượng dịch vụ lưu trú và ẩm thực. Cả một thị xã chỉ có một nhà khách Thành Cổ đã xuống cấp trâm trọng và một khách sạn nằm trên quốc lộ. Khách tham quan phải ngược ra Đông Hà hoặc vào Huế đế nghỉ dưỡng. Đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn tham quan hình như chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, còn nặng tính bao cấp, làm việc thiếu trách nhiệm và lòng say mê nghê nghiệp, chưa tạo được sự thân thiện cân thiết.
Đế phát triển du lịch Thành Cổ một cách hiệu quả, bên cạnh triển khai dự án trùng tu, cân phải khác phục những yếu kém như vừa nêu để Thành Cổ trở thành một di tích đúng như giá trị của nó.
Tin cùng chuyên mục:
Khó khăn và giải pháp khắc phục trong triển khai nhiệm vụ nộp lưu tài liệu lưu trữ số
Thực trạng triển khai công tác lưu trữ điện tử của Ủy ban Dân tộc
Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề
Sài Gòn 1698-1998 Kiến trúc quy hoạch