I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 | Tên đề tài | 2 | Mã số | |||
3 | Dạng đề tài | |||||
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu triển khai | ||||||
4 | Thời gian thực hiện: | 5 | Cấp quản lý | |||
6 | Kinh phí | |||||
Nguồn | Tổng số (ngàn đồng) | |||||
– Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học TP | ||||||
– Từ nguồn khác (ghi rõ nguồn cấp) | ||||||
7 | □ Thuộc Chương trình (ghi rõ tên chương trình) | |||||
Tự đề xuất □ Đặt hàng (công văn số……..) | ||||||
8 | Chủ nhiệm đề tài | |||||
9 | Cơ quan chủ trì và quản lý đề tài | |||||
9.1. Tên cơ quan chủ trì đề tài:
9.2. Cơ quan quản lý đề tài: |
||||||
II. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
10. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả thực thi của Luật bình đẳng giới ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Kết quả đề tài sẽ đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cấp lãnh đạo, nhà quản lý có những chính sách phù hợp; hướng tới xây dựng một chương trình hành động tích cực cho việc thực thi Luật bình đẳng giới tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ phát triển và hội nhập hiện nay.
11. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
11.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Nghiên cứu về Giới là một chủ đề không mới, trong cả khoa học lý thuyết và thực tiễn ứng dụng. Chủ đề này đã được đào sâu với rất nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước, được tiếp cận dưới nhiều góc độ, phương pháp khác nhau. Nghiên cứu khoa học về phụ nữ với tư cách là một ngành khoa học độc lập xuất hiện ở nước ta vào nửa cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Sự ra đời của ngành khoa học mới này là do nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của thực tiễn đổi mới đất nước, của phong trào vì sự phát triển phụ nữ.
Tìm hiểu các đề tài có chung một hướng tiếp cận về đối tượng nghiên cứu: chính sách pháp luật và hiệu quả thực thi của chính sách pháp luật; có thể kể ra những công trình như:
- Nghiên cứu điều tra cơ bản về gia đình, phụ nữ và vai trò của người phụ nữ;
- Giới và nguồn nhân lực, lao động và việc làm ở nông thôn, ở đô thị và miền núi;
- Điều tra đời sống người dân về việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ vị thành niên;
- Nghiên cứu về tình yêu, hôn nhân, gia đình trong xã hội đô thị;
- Nghiên cứu những tiềm năng và nguồn lực của gia đình trong phát triển kinh tế;
Nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất, tái sản xuất và phúc lợi gia đình; triển khai các dự án, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội có lồng ghép giới…
Đề tài chúng tôi tiếp cận nghiên cứu giới ở góc độ khảo sát đánh giá thực trạng thực thi Luật bình đẳng giới, khảo sát qua lăng kính giới hệ thống văn bản Luật pháp về Giới cũng như sự thực thi văn bản Luật này trong đời sống xã hội. Có thể liên hệ một số văn bản luật có liên quan như:
Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.
Luật Bình đẳng giới năm 2006 đề ra mục tiêu bình đẳng giới là: “Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Luật cũng quy định: “Chính phủ có trách nhiệm ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, hằng nam báo cáo quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới” (Điều 25); Nghị định số 70/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình Đẳng giới xác định: “ Bộ Lao động- Thương Binh xã hội, với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới..” (Điều 3).
Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho gia đình và xã hội. Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.
Từ năm 1980 đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện nhiều cam kết quốc tế về bình đẳng giới, trong đó nổi bật là Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Thoe CEDAW, các quốc gia thành viên có trách nhiệm:” Áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, bảo đảm cho họ có thể thực hiện cũng như thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng giới với nam giới”. (Điều 3).
Nghị định số 48/NĐ-CP qui định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trogn đó nêu rõ:”Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thục chất, do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được” (Điều 14)
Nghị quyết số 57/NQ –CP ngày 1/12/2009 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giao cho Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, trình chính phủ trong quý IV năm 2010.
12. Giới hạn phạm vi đề tài
Về nội dung: đề tài hướng đến tổng kết thực trạng của việc thực thi của Luật bình đẳng giới ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tích cực và những khó khăn hạn chế trong việc thực thi Luật bình đẳng giới; từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Bình đẳng giới trong đời sống xã hội.
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung khảo sát trên địa bàn TP.HCM, có sự so sánh giữa các đối tượng: nội thành, ngoại thành, vùng ven.
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 2006 – 2010, từ sau khi luật bình đẳng giới được ban hành năm 2006 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2007.
13. Nội dung nghiên cứu
Phần 1: Những vấn đề chung
– Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển giới.
– Khái quát về Luật bình đẳng giới và công tác triển khai thực thi Luật bình đẳng giới ở TP.HCM hiện nay.
– Lồng ghép yếu tố giới trong sự phát triển kinh tế – xã hội
– Vị trí, vai trò và ý nghĩa của những nghiên cứu về bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay.
Phần 2: Tình hình thực thi Luật về giới ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
- Sự chuyển biến của tình hình kinh tế – xã hội thành phố 10 năm qua.
- Vấn đề Bình đẳng giới ở TP.HCM trước khi có luật bình đẳng giới.
- Tình hình thực thi bình đẳng giới trong các thể chế liên quan
– Gia đình
– Chăm sóc sức khỏe
– Giáo dục đào tạo
– Lao động việc làm
– Tham gia chính trị
- Những yếu tố tác động đến quá trình thực thi Luật BĐ giới ở TP.HCM hiện nay
4.1 Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới
– Định kiến giới đối với vai trò và năng lực của người phụ nữ trong xã hội đô thị ngày nay. (định kiến xã hội về giới, định kiến giới trong nữ giới)
4.2 Việc xây dựng và ban hành các văn bản luật bình đẳng giới
4.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới
4.4 Công tác truyền thông về bình đẳng giới
Phần 3: Kiến nghị và giải pháp:
Đề ra hệ thống giải pháp cho vấn đề, bao gồm giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn (tuyên truyền, phổ biến, nhận thức, cơ chế quản lý… về vấn đề bình đẳng giới).
14. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề
15. Các khái niệm liên quan: (theo tài liệu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ TP.HCM)
– Giới: là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
– Quan hệ giới: là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ.
– Vai trò giới: là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện.
– Phân công lao động trên cơ sở giới: là sự phân công công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
– Trách nhiệm giới: là việc nhận thức được các vấn đề giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới.
– Bình đẳng giới: là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau; có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện nguyện vọng của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển; được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
16. CÁCH TIẾP CẬN
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành xã hội học và nhân học về giới. Áp dụng một số lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành.
– Lồng ghép giới: là phương pháp tiếp cận và là một biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trên diện rộng trong xã hội bằng cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
– Hướng Tiếp cận cấu trúc – chức năng: là cách tiếp cận dựa trên quan điểm xem xã hội như một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau, cùng tác động để tạo ra tính ổn định tương đối. Cách tiếp cận này có vai trò mô tả, phân tích và chỉ ra mối liên hệ giữa các thành phần trong xã hội cấu tạo nên một hệ thống nào đó. Khi chức năng thay đổi thì cấu trúc thay đổi theo và ngược lại.
Ứng dụng đề tài: Trong bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội hiện nay, hiệu quả thực thi Luật bình đẳng giới cần phải được xem xét mối quan hệ tương tác của nhiều yếu tố cấu trúc – chức năng khác trong xã hội. Đó là các thiết chế xã hội đang có sự biến đổi không ngừng về cấu trúc và chức năng như: gia đình, trường học, tổ chức lao động, nhóm tôn giáo…; khi các thiết chế gia đình, giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị… này thay đổi thì thiết chế luật pháp cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.
– Lý thuyết nữ quyền tự do
Quan điểm chính của lý thuyết nữ quyền tự do là cho rằng sự bị trị của phụ nữ bắt rễ trong những ràng buộc tập quán và pháp lí. Xã hội tin tưởng sai lầm rằng, do bản chất của mình, phụ nữ kém hơn nam giới về năng lực trí tuệ và thể chất. Vì vậy xã hội ngăn cản phụ nữ tham gia hoặc làm cho phụ nữ tham gia kém thành công hơn nam giới trong các lĩnh vực công cộng. Nguyên nhân của việc phụ nữ thua kém trí tuệ hơn so với nam giới chủ yếu là do điều kiện giáo dục thấp kém và là kết quả của bất bình đẳng giới hơn là nguyên nhân của bình đẳng giới. Vì vậy, lý thuyết này nhấn mạnh vai trò xã hội hóa nhằm thay đổi định kiến, từ đó kêu gọi sự cải tổ trong các chính sách nhà nước cũng như trong các văn bản luật pháp nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn cho phụ nữ tham gia tốt các lĩnh vực công.
III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
17. Dạng kết quả dự kiến của đề tài :
– Báo cáo tổng hợp
– Sơ đồ, bản đồ
– Bảng số liệu
– Báo cáo phân tích
– Tài liệu dự báo
– Đề án, qui hoạch triển khai
– Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi
– Bài báo
– Sách chuyên khảo
– Tài liệu phục vụ giảng dạy, đào tạo sau đại học
– Khác
18 | Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra | ||||
TT | Tên sản phẩm | Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được | Dự kiến nơi công bố | Ghi chú | |
1 | Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến việc thực thi luật bình đẳng giới ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay | Báo cáo tổng hợp, phân tích, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu | |||
19 | Kế hoạch triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu (tên tổ chức, đơn vị tiếp nhận kết quả nghiên cứu, phương thức chuyển giao , kinh phí dự trù) | ||||
Các tổ chức, đơn vị có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu:
– Các cơ quan ban hành và thực thi Luật bình đẳng giới – Sở Tư pháp – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Sở Lao động Thương binh và Xã hội – Hội Liên hiệp Phụ nữ |
20. Các lợi ích mang lại và các tác động của kết quả nghiên cứu
20.1 Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách
Đề tài là kết quả bước đầu để đánh giá các tác động của tình hình kinh tế xã hội đến việc thực thi Luật bình đẳng Giới trong giai đoạn hiện nay. Đây là luận cứ để các cấp quản lý, các cơ quan hữu quan có chính những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiểu quả của công tác bình đẳng giới trong xã hội.
20.2 Đối với phát triển kinh tế – xã hộiKết quả nghiên cứu của đề tài góp thêm những luận cứ về vai trò và ảnh hưởng của yếu tố bình đẳng giới đối với sự phát triển chung của xã hội. Qua đó, các đơn vị liên quan điều chỉnh kế hoạch thực hiện các nội dung trong Luật phù hợp với nhu cầu xã hội.
20.3 Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứuĐề tài cung cấp cho các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan những số liệu về mức độ ảnh hưởng; từ đó có những giải pháp phù hợp nhắm tới thực thi bình đẳng giới trong nhiều nhóm đối tượng.
20.4 Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan Bổ sung nguồn tư liệu để các cơ quan soạn thảo và thi hành luật có những luận cứ đề ra những biện pháp thay đổi, phù hợp với thực tế hơn và mang lại hiệu quả thiết thực hơn cho mục tiêu vì sự phát triển của phụ nữ.
20.5 Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc thực hiện đề tài) Kết quả nghiên cứu của đề tài sau khi được nghiệm thu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, tài liệu trong ngành giáo dục; các đơn vị tổ chức sự kiện (Sở Văn hóa Thông tin, báo – đài…).
IV. CÁC TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tin cùng chuyên mục:
Khó khăn và giải pháp khắc phục trong triển khai nhiệm vụ nộp lưu tài liệu lưu trữ số
Thực trạng triển khai công tác lưu trữ điện tử của Ủy ban Dân tộc
Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề
Sài Gòn 1698-1998 Kiến trúc quy hoạch