Trao đổi về phương pháp viết bài giới thiệu tài liệu lưu trữ

Trong những năm gần đây, các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ (TLLT) trong các Lưu trữ lịch sử cấp Trung ương, cấp tỉnh đã không ngừng mở rộng. Luật lưu trữ năm 2011 tại Điều 32 đã quy định 6 hình thức sử dụng TLLT là: 1) Sử dụng tài liệu tại phòng đọc; 2) Xuất bản ấn phẩm lưu trữ; 3) Giới thiệu tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; 4) Triển lãm, trưng bày tài liệu; 5) Trích dẫn tài liệu trong các công trình nghiên cứu; và 6) Cấp bản sao TLLT, chứng thực lưu trữ.

Hình thức “Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử” đã giúp cho những người làm công tác nghiên cứu, nhất là giới nghiên cứu sử học dễ tiếp cận hơn với nguồn sử liệu gốc là TLLT; làm cho TLLT trở nên gần gũi hơn với rộng rãi các tầng lớp công chúng trong xã hội.

Theo đó, trên các tạp chí khoa học, nhất là tạp chí chuyên ngành Văn thư Lưu trữ Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều bài viết giới thiệu TLLT, với phạm vi bài viết khác nhau như giới thiệu một tài liệu/văn bản, một khối HS, TL, một phông TLLT hoặc theo một chủ đề nhất định, v.v… Tuy vậy, có lẽ do chưa có một chỉ dẫn chính thức nào về cách viết nên các bài giới thiệu TLLT cũng rất khác nhau. Có bài chỉ đơn thuần in lại tài liệu/văn bản. Có bài nêu sau một vài lời giới thiệu của Ban biên tập tạp chí rồi in lại toàn văn tài liệu văn bản. Có bài được đầu tư để viết kỹ hơn, sâu hơn về văn bản hoặc khối tài liệu ở nhiều mức độ khác nhau.

Bài viết dưới đây của chúng tôi nhằm trao đổi với độc giả về cách viết để giới thiệu một văn bản/tài liệu cụ thể, được minh họa bằng việc giới thiệu Luật số 020/73 ngày 26/12/1973 “về Văn khố tại Việt Nam” của Việt Nam Cộng hòa[1] [1].

Bài giới thiệu văn bản/tài liệu với cấu trúc 3 phần và cách viết mỗi phần như sau:

Xây dựng bố cục và cách viết Giới thiệu Luật số 020/73

ngày 26/12/1973 về Văn khố tại Việt Nam

I. Sự ra đời của VB/TL

1. Bối cảnh

– Nêu bối cảnh chung và bối cảnh cụ thể, trực tiếp của ngành/lĩnh vực/địa phương

– Nêu rõ những yêu cầu, đòi hỏi do tình hình đặt ra; sự cần thiết ban hành VB/TL

 

 

 

 

 

 

2. Quá trình ban hành VB/TL

Nêu quá trình dự thảo, thông qua, ban hành (nếu có tư liệu)

 

 

I. Sự ra đời của Luật

1. Bối cảnh

– Sau Hiệp định Paris (1973), Mỹ rút quân về nước nhưng vẫn tăng cường viện trợ, tiếp sức, tạo điều kiện cho VNCH củng cố về CT, KT, VH – XH…

– Từ đó, tạo điều kiện củng cố CTLT, trọng tâm là kiện toàn tổ chức và xây dựng pháp luật về LT

– Trên thế giới: tách LT và TV thành 2 ngành riêng do 2 cơ quan mới đảm nhiệm và nhiều quốc gia đã ban hành luật LT

– Ngày 28/01/1973, Thủ tướng VNCH ra SL số 18-SL/QVK/VH cải danh Nha VK và TV thành Nha VKQG, tạo điều kiện quản lý CTLT có hiệu quả hơn

– Từ 1955-1973, VNCH đã ban hành VB dưới luật về LT, chưa có luật. Vì vậy, ban hành luật về LT là rất cần thiết

2. Quá trình ban hành Luật

 

– Năm 1967, việc xây dựng Sắc luật/luật LT đã được đặt ra

– 1971, Nha VK & TV trình Dự án luật VK

– 12/1973, Quốc hội biểu quyết thông qua

– Ngày 26/12/1973, Tổng thống ký ban hành Luật số 020/73 về văn khố ở Việt Nam

II. Giới thiệu VB

1. Tổng quát về văn bản:

– Văn bản là bản thảo/bản gốc/bản chính/bảo sao VB.

– Hình thức, thể thức như thế nào.

– Tình trạng vật lý của VB/TL

– Nguồn gốc và tính chính xác của VB?

– Kết cấu chung của văn bản, gồm bao nhiêu chương, mục, điều khoản hoặc mấy phần nào?

 

– Lưu ý:

+ Nếu VB nhiều trang: sao chụp/scan rồi cho in trong bài viết trang đầu/trang đầu và trang cuối;

+ Nếu VB 1-2 trang: sao chụp/scan rồi cho in toàn văn.

2. Nội dung cơ bản của VB/TL

– Những nội dung chính của VB/TL.

– Những vấn đề nổi bật, quan trọng cần phân tích sâu.

 

II. Giới thiệu về Luật

1. Tổng quát

 

– Chưa tìm được bản chính

– Bản sao ngày 27 tháng 12 năm 1973. Sao bởi Chánh sự vụ Sở Công văn Phủ Thủ tướng Phạm Văn Phàng

– In ronéo, giấy tốt, chữ rõ

 

 

 

 

– Luật gồm 4 chương với 14 điều:

Chương I. Tài nguyên văn khố, gồm 4 điều từ 1 đến 4;

Chương II. Tổ chức và đìều hành, gồm 3 đìều từ 5 đến 7;

Chương III. Hình phạt, gồm 4 điều từ 8 đến 11;

Chương IV. Điều khoản phụ tạp, gồm 3 điều từ 12 đến 14

 

 

 

In toàn văn (2 trang)

 

 

 

2. Nội dung cơ bản của Luật

2.1. Quy định chung

– Giải thích khái niệm “Tài nguyên văn khố quốc gia”

– Quy định về quyền sở hữu đối với TL

– Quy định thành phần tài nguyên văn khố quốc gia

2.2. Quy định một số nguyên tắc, chế độ quản lý TLLT: 1) Trách nhiệm giữ gìn TL; 2) Thời hạn giao nộp TL vào LT; 3) Nguyên tắc hủy bỏ TL; 4) Chế độ giao nộp HS, TL của các cơ quan giải thể vào LT; 5) Quy định cấm chuyển nhượng TL và đảm bảo tính lâu bền của TL; 6) Chế độ khai thác sử dụng TL

2.3. Quy định về nhiệm vụ của cơ quan lưu trữ quốc gia

2.4. Quy định chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về LT

III. Nhận xét

1. Về hình thức, thể thức, tính xác thực của VB/TL

2. Về nội dung VB/TL

3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của VB/TL (lý luận, thực tiễn,…)

4. Các ý nghĩa khác: ngôn ngữ, ấn tín học, vật ghi tin, kỹ thuật chế tác,… (nếu có)

 

III. Một số nhận xét

1. Ban hành Luật 020/73 là ghi nhận nỗ lực và sự quan tâm của VNCH đối với CTLT và xây dựng pháp luật LT

2. Đây là đạo luật về LT đầu tiên ở nước ta; đánh dấu một bước tiến quan trọng về xây dựng pháp luật LT

3. Luật ra đời đã đáp ứng yêu cầu cải tổ CTLT của VNCH

4. Nội dung của Luật khá toàn diện

5. Luật rất ngắn gọn (2 trang) nhưng rất cụ thể, có chế tài rõ ràng

6. Một số hạn chế của Luật: 1) Có chỗ còn sơ lược; 2) Một số vấn đề cơ bản chưa được quy định; 3) Chưa đề cập đến lưu trữ tư

7. Cần có thái độ khoa học, khách quan khi nghiên cứu Luật 020/73 để tiếp thu những kinh nghiệm tốt về xây dựng PL về LT của VNCH

Trên đây là một số ý kiến trao đổi với đồng nghiệp xa gần với mong muốn chúng ta có được những bài viết công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên các phương tiện thông tin đại chúng đạt chất lượng tốt hơn; góp phần phát huy có hiệu quả giá trị TLLT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước hiện nay./.

TS. Nghiêm Kỳ Hồng

[1] Nghiêm Kỳ Hồng – Nguyễn Văn Báu, “Luật số 020/73 về văn khố tại Việt Nam” của Việt Nam Cộng hòa – đạo luật lưu trữ đầu tiên ở nước ta”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) – Từ góc nhìn lịch sử và lưu trữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2014, tr.76-82.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *